Đối với những người đang quan tâm đến việc dành học bổng du học Thạc sỹ quản trị kinh doanh MBA, những thông tin liên quan đến chứng chỉ GMAT luôn là phần được chú ý và tìm hiểu nhiều nhất. Bởi chứng chỉ GMAT có tầm ảnh hưởng khá quan trọng đến kết quả xét duyệt học bổng của các trường đại học không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở rất nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, học GMAT như thế nào để đạt được số điểm ấn tượng giúp bạn apply vào các trường đào tạo MBA hàng đầu không phải là điều dễ dàng .
Vì vậy, Clever Academy sẽ dành bài viết này để gợi ý cho bạn về việc học GMAT như thế nào để đạt hiệu quả cao được đúc kết lại từ chính những học viên đã từng dành được số điểm GMAT ấn tượng của Học viện Anh ngữ Quốc tế – Clever Academy.
GMAT (Graduate Management Admission Test) là một kỳ thi kiểm tra khả năng ngôn ngữ, toán học và viết luận phân tích dành cho những người muốn theo học chương trình MBA tại Mỹ và một số quốc gia khác. Đồng thời, GMAT là một trong những yêu cầu bắt buộc của các chương trình du học cao học ngành kinh doanh (Business schools /B-schools), thạc sĩ tài chính (Master of Finance) và thạc sĩ kế toán (Master of Accounting).
Để học GMAT thực sự hiệu quả, trước tiên, bạn phải dành thời gian tìm hiểu thật kỹ về bài thi GMAT và làm quen với từng dạng câu hỏi trong GMAT để thời gian phân bổ hợp lý. GMAT gồm có 3 phần: viết luận phân tích (Analytical Writing Assessment), toán định lượng (Quantitative) và ngôn ngữ (Verbal). Theo nhiều nhận xét và đánh giá, đối với người Việt Nam nói chung, phần toán định lượng được coi là phần “gỡ điểm”, trái lại, phần Verbal và Viết luận lại gây nên trở ngại lớn với phần đa ứng viên.
Tuy nhiên, việc chỉ chú trọng vào thế mạnh mà không quan tâm trau dồi những phần yếu hơn là sai lầm khá phổ biến đối với các ứng viên, khiến họ không tự tạo được lịch trình học GMAT hợp lý dẫn đến kết quả thi thể hiện sự chênh lệch về kiến thức rõ rệt. Điều này hoàn toàn không có lợi cho các ứng viên khi apply học bổng và trả lời phỏng vấn của các nhà xét tuyển hồ sơ. Vì vậy, bạn hãy biết phân bổ thật hợp lý thời gian dành cho từng phần thi để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tiếp theo, hãy quan tâm đến số giờ học bạn sẽ dành cho GMAT. Nhìn chung, công sức bạn bỏ ra luôn luôn tỉ lệ thuận với kết quả bạn đạt được. Số giờ học chuẩn bị trước khi kỳ thi GMAT diễn ra cũng có ảnh hưởng không hề nhỏ đến kết quả cuối cùng của bạn. Không phải ngẫu nhiên mà số giờ học GMAT lại trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn học bao nhiêu giờ GMAT là đủ, hãy cùng tham khảo biểu đồ phân bố số liệu số giờ học trung bình được đúc kết từ các học viên của Clever Academy và 4271 ứng viên GMAT trên toàn thế giới nhé.
Cuối cùng, lên kế hoạch học tập hiệu quả. Học GMAT không dễ nhưng cũng không khó đối với những ai đã lên kế hoạch học tập thật đều đặn và chi tiết. Hãy luôn biết tiết kiệm thời gian quý báu của mình và học nhiều nhất có thể để cập nhập kịp thời với lượng kiến thức trong GMAT. Nhưng bạn cũng đừng quên lên kế hoạch luyện tập hàng ngày để duy trì ôn luyện kiến thức và tập phản xạ, tư duy logic nhanh nhạy những phần đòi hỏi tư duy cao trong GMAT. Gợi ý cho bạn trang web luyện tập GMAT khá nổi tiếng và được tin cậy giúp bạn tăng khả năng luyện tập với bất cứ thời gian nào trong ngày kaptest.com của tập đoàn giáo dục hàng đầu thế giới Kaplan đây là website học trực tuyến có vinh dự lọt vào top 3 phần mềm giáo dục tốt nhất thế giới do giải thưởng uy tín EDDIE Awards trao tặng (2013).
Trên đây là những gợi ý mà Clever Academy dành tặng cho tất cả các bạn có dự định thi GMAT. Chúc các bạn ôn thi hiệu quả và thành công.
Clever Academy
Tham khảo:
Thông tin khóa luyện thi GMAT tại Clever Academy
Chiến lược luyện thi GMAT hiệu quả
Những điều cần biết về quản lý thời gian trong bài thi GMAT
Chuẩn bị cho GMAT bằng phương pháp Kaplan tại Clever Academy