Những điều cần biết về GRE từ giảng viên đạt 325/340 GRE

Đăng ký tư vấn



    Khóa học bạn đang quan tâm

    Clever JuniorTOEICTOEFLIELTSSATACTSSATGREGMATKhác

    Đăng ký học tại Campus (Cơ sở) nào?

    Hà Nội Campus (A20, Dream Station, Tầng 2, UDIC Complex, Hoàng Đạo Thuý, quận Cầu Giấy, Hà Nội)Saigon Campus (Phòng 1681, Lầu 16, Bitexco Financial Tower, 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh)

    Thông tin khác cần tư vấn



    captcha

    Tin đọc nhiều

    Những điều cần biết về GRE từ giảng viên đạt 325/340 GRE

    26 Tháng Chín 2020

    Thầy Vũ Hiệp hiện là giáo viên phụ trách giảng dạy về SAT/GRE tại trung tâm Clever Academy. Thầy Hiệp tốt nghiệp loại giỏi đại học Tufts (#29 NU), ngành Chemical Engineering, với một số thành tích như SAT 2310/2400, GRE 325/340 (156 Verbal, 169 Quant, 4.5/6 Analytical Writing). Cùng thầy Hiệp tìm hiểu bài thi GRE nhé!

    gre nhung dieu can biet

    GRE là gì? 

    GRE (Graduate Record Examination) là một bài thi chuẩn hóa, được dùng để xét tuyển vào hệ sau đại học (Masters, Ph.D) tại các trường đại học ở Mỹ. Hiểu đơn giản thì GRE có chức năng gần giống với SAT của bậc đại học. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng GRE hầu như được làm trên máy tính (computer-based), còn SAT là bài thi trên giấy (paper-based), và cấu trúc, đối tượng cũng như kĩ năng đánh giá của hai bài thi có nhiều điểm tương đối khác biệt.  

    Cũng giống như SAT, GRE có hai dạng bài thi: General GRE và GRE Subject Test. General GRE là bài thi tổng quát, nhằm đánh giá tổ hợp các kĩ năng ngôn ngữ và toán học nói chung, không chú trọng vào một lĩnh vực cụ thể nào. GRE Subject Test là bài thi chuyên ngành, tập trung vào 1 trong 6 ngành (toán, hóa, sinh, vật lý, tâm lý học, văn học), nhằm đánh giá bề dày kiến thức và kỹ năng trong một lĩnh vực cụ thể.  

    GRE và GMAT là hai bài thi chủ yếu được dùng để xét tuyển vào hệ sau đại học, tuy nhiên GMAT được dành cho các business school, các ngành về kinh tế; còn GRE được dùng cho đa số các ngành còn lại (STEM, social sciences, education,…). GMAT chú trọng hơn về ngữ pháp và phần toán, còn GRE nhấn mạnh hơn về kỹ năng phân tích & tư duy lập luận. Tuy nhiên gần đây, một số business schools và law schools ở Mỹ đã cho phép nộp GRE thay cho GMAT. Hầu hết các trường đại học ở mỹ đều yêu cầu GRE, nhưng với các trường top cao thì việc nộp điểm GRE là bắt buộc. Do đó, các bạn cần dành đủ thời gian ôn luyện để có thể đạt được kết quả tốt nhất trong kì thi.  

    gre la gi

    Cấu trúc đề thi GRE

    Một đề thi GRE có 3 phần chính: analytical writing (viết luận), verbal reasoning (đọc hiểu) và quantitative reasoning (toán).  

    • Analytical Writing: đánh giá khả năng phân tích vấn đề, đồng thời thể hiện quan điểm bản thân về quan điểm trong bài viết. Phần này có 2 tasks; task 1 là phân tích vấn đề (analyze an issue), task còn lại là phân tích luận điểm (analyze an argument). Trong task 1, đề bài sẽ đưa ra một vấn đề về giáo dục, văn hóa, lịch sử,… và yêu cầu bình luận, đưa ra dẫn chứng và ví dụ. Task 2 sẽ đưa ra một luận điểm dưới dạng một bài văn ngắn, và yêu cầu phân tích những điểm thiếu sót trong luận điểm (lỗi ngụy biện, cơ sở phân tích, thiếu logic chỗ nào,…). Mỗi task kéo dài trong 30 phút, thang điểm từ 0-6. Điểm phần analytical writing sẽ là trung bình của mỗi task.  
    • Verbal Reasoning: đánh giá khả năng đọc hiểu. Phần này có 2 sections, chủ yếu gồm các câu hỏi điền từ và các đoạn văn mang tính học thuật cao. Do đó, để làm được tốt phần này, cần có vốn từ vựng phong phú, đa dạng cũng như khả năng phân tích, đánh giá thông tin hiệu quả. Mỗi section có 20 câu, làm trong 30 phút, đúng được 1 điểm, làm sai không bị trừ điểm. Tổng phần thi chấm trên thang điểm 130-170. 
    • Quantitative Reasoning: đánh giá khả năng sử dụng toán cơ bản. Phần này có 2 sections, bao gồm các công thức cơ bản về đại số, hình học, xác suất thống kê,… Tuy nhiên, đề thi thường có rất nhiều tricks, gài bẫy rất khéo, nên cần đọc đề bài và câu hỏi thật cẩn thận. Mỗi section có 35 câu, làm trong 20 phút. Trả lời đúng được 1 điểm, làm sai không bị trừ điểm. Tổng phần thi chấm trên thang 130-170.  
    • Ngoài ra, trong bài thi sẽ có một experimental section, có thể là verbal hoặc quant. Phần này xuất hiện ngẫu nhiên, và không được tính vào điểm thật. Tuy nhiên, mình sẽ không biết được experimental là phần nào, do đó phải làm tốt hết từ đầu đến cuối. 

    luyen thi gre

    Chuẩn bị thi

    • Lệ phí thi: 205$. Bạn cần đăng kí thi qua ETS (https://www.ets.org/gre). Thanh toán qua thẻ Visa/Mastercard. 
    • Lưu ý cần mang ID khi đi thi (valid passport, driver’s license,..) 
    • Thời gian thi: Mỗi 21 ngày, tối đa 5 lần trong 1 năm liên tục (có hiệu lực kể cả trong trường hợp đã hủy điểm của kì thi trước). 
    • Đối với những bài thi trên máy tính, sẽ có kết quả phần Verbal & Quant ngay sau khi thi. Còn phần Analytical Writing sẽ có sau tầm 1-2 tuần (do cần có người chấm). 

    Kinh nghiệm về quá trình ôn luyện GRE

    • Hãy dành đủ thời gian để ôn luyện một cách vững vàng. Thời gian lý tưởng dành cho việc ôn luyện GRE là 2 tháng (không quá gấp, dễ bị stressed nên khi thi điểm không được cao, cũng như không quá lâu, dễ bị phân tâm). Trong thời gian này, tầm 1 tháng sẽ dành để học từ mới, làm đề đọc hiểu, 2-3 tuần ôn phần viết luận, và thời gian còn lại ôn toán. Nếu như các bạn vừa đi làm, vừa học, thì thời gian ôn luyện có thể kéo dài tối đa đến 3 tháng. 
    • Sau khi đăng kí thi, hãy việc lên kế hoạch ôn tập chi tiết. Việc lên kế hoạch cụ thể (hôm nào học gì, ôn gì, làm những task gì) sẽ giúp mình có định hướng rõ ràng, không bị phân tâm. Khi có được lộ trình cụ thể rồi, thì việc ôn tập sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, không khác gì một to-do list cần phải làm trong ngày, như việc ăn uống, giặt giũ vậy. 

    cau truc de thi gre

    • Số đề thi GRE rất ít, tài liệu cũng hạn chế rất nhiều so với SAT. Ngay cả trên trang chủ của ETS, sau khi đăng kí thi cũng chỉ cho người thi 2 bài thi thử miễn phí POWERPREP để ứng viên trải nghiệm. Do đó, hãy ôn luyện thật kĩ, và để dành những bài thi thử đó đến gần cuối, sau khi đã nắm chắc cấu trúc đề thi cũng như cách làm bài để không phung phí bài test. 
    • Quá trình tự học rất cần thiết, do đó phải rất nghiêm túc với bản thân. 
    • Hãy dành thời gian ra học từ mới vào mỗi buổi mỗi ngày (bạn nào đã từng thi đề thi SAT cũ sẽ hiểu được nỗi khổ này). Ví dụ sáng học 10 từ, chiều ôn lại 10 từ đó và học thêm 10 từ mới, tối ôn lại 20 từ và học thêm 20 từ mới. Hôm sau buổi sáng và chiều ôn tập lại các từ đó và học thêm từ mới. Việc học từ mới theo kiểu “cuốn chiếu” như vậy sẽ tăng exposure lên, và khả năng ghi nhớ sẽ cao hơn. Hạn chế tối đa việc nhồi nhét học 1000 từ mới trong 1 tuần trước khi thi. Học từ mới là cả một quá trình, do đó cần thời gian để não bộ ghi nhớ và recall đúng lúc. 
    • Trong lúc học từ mới, mình sử dụng Quizlet ( trên cả PC lẫn mobile). Khi nào rảnh rỗi thể mở điện thoại lên, học một vài từ, lặp đi lặp lại. nhân mình thấy Quizlet giao diện rất dễ nhìn, dễ tương tác dưới dạng flashcards. Mình học từ mới chủ yếu qua flashcards, do đó Quizlet rất hữu dụng, thay việc phải ngồi viết ra từng tờ giấy một. Tuy nhiên, Quizlet cũng một nhược điểm việc input từ vào các flashcard cũng mất kha khá thời gian, do đó nếu bạn thể xin được list vocab từ những người khác (cũng dùng Quizlet), thì việc học sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. 

    Kinh nghiệm ôn luyện từng phần trong bài thi GRE

    – Phần toán: Như mình đã nói ở trên, những kiến thức được sử dụng trong phần toán không hề khó, tuy nhiên đề bài gài bẫy rất lắt léo. Do đó không cần dành quá nhiều thời gian ôn luyện (1-1 tuần rưỡi là đủ), lúc làm bài hãy đọc đề và câu hỏi thật kĩ để tránh bị nhầm lẫn. 

    – Phần đọc hiểu: Đây là phần quan trọng nhất trong bài thi GRE, gồm 2 phần chủ yếu là điền từ vào chỗ trống và đọc hiểu đoạn văn. Chính vì vậy, việc học từ vựng là tối quan trọng.  

    • Từ vựng:  

    – Đây là một nỗi ám ảnh của rất nhiều người học SAT cũ, cũng như GRE. Việc có một vốn từ vựng phong phú sẽ mang lại một lợi thế vô cùng to lớn trong phần đọc hiểu. Vậy nhưng câu hỏi muôn thuở luôn là: Vậy làm sao học từ mới cho hiệu quả? 

    – Câu trả lời của mình luôn là it takes time. Việc học từ mới luôn là việc ngốn thời gian nhất, và còn bị hạn chế bởi short-term memory (which is already limited), do đó cần bắt đầu học từ ngay từ khi bắt đầu, và lên kế hoạch cụ thể 1 ngày học bao nhiêu từ.  

    kinh nghiem luyen thi gre

    – Sau khi có kế hoạch cụ thể, cần ghi nhớ 3 nguyên tắc sau. Một là “lessen the load & increase exposure”. Hãy chia list các từ cần học cho 1 ngày làm nhiều section nhỏ, ví dụ sáng học 10 từ, chiều học 10 từ mới và ôn lại 10 từ cũ, tối học 10 từ và ôn lại 20 từ cũ, thay vì việc dồn hết cho buổi tối học liền tù tì 30 từ. Đồng thời liên tục ôn lại, củng cố lại những từ đã học sau 24h, 48h và 1 tuần. Như vậy sẽ giúp: 1/ giảm bớt gánh nặng cho bộ nhớ tại 1 thời điểm nhất định, và 2/tăng sự tiếp xúc, cọ xát của bộ não với những từ mới. Học từ mới theo cách “cuốn chiếu” như vậy sẽ giúp não bộ dễ tiếp nhận thông tin mới, và tăng khả năng lưu trữ thông tin. Nhìn chung, mỗi ngày bạn học tầm 40 từ mới là okay (sau 2 tháng sẽ được khoảng 2500 từ, đủ để không bị hoảng loạn khi đi thi thật). 

    – Nguyên tắc thứ hai cần nhớ là “higher frequency words come first”. Trong list vô vàn các từ mới của GRE, sẽ có những từ có khả năng cao sẽ xuất hiện trong bài thi (high frequency, must-know words that are likely to appear on the test), và những từ có % thấp hơn. Do đó, các bạn nêu ưu tiên học những high frequency words trước, sau đó còn thời gian sẽ học những từ kém phổ biến hơn. Về danh sách những từ có % xuất hiện cao này, mình sẽ nói cụ thể hơn ở 1 bài chia sẻ trong thời gian sắp tới.  

    – Nguyên tắc cuối cùng khi học từ là “work smarter, not harder”. Thay vì chỉ học suông 1 từ và ý nghĩa của từ đó, hãy tìm những cách học mà bản thân cảm thấy thú vị hơn. Ví dụ như học tiền tố/hậu tố, rồi dựa vào đó đoán nghĩa của từ. Hay là việc liên kết một từ với một hình ảnh sống động (image linking), hoặc gộp các từ thành một câu chuyện phi lý nhưng hài hước. Hoặc các bạn có thể lên mnemonicdictionary.com để xem các gợi ý từ những người dùng khác.  

    • Đọc hiểu:  

    – Cũng giống như phần đọc hiểu trong đề thi SAT, điều quan trọng nhất khi làm GRE là bạn phải nắm được luận điểm mấu chốt mà tác giả đang muốn thể hiện là gì.  

    – Công thức: Main argument = the subject + so what? 

    – Đối với một bài đọc bất kì, các bạn đều phải nắm được hai điều cơ bản sau đây: 1 là tác giả đang viết về chủ đề gì, 2 là tại sao tác giả lại muốn viết về chủ đề đó; từ đó suy luận ra luận điểm chính của bài. Sau khi nắm được luận điểm chính của bài rồi, hãy viết ra nháp để không bao giờ bị mất phương hướng. Việc nắm được luận điểm chính giúp ta không bị sa vào những câu trả lời đi ngược lại với lập luận của tác giả. Dù gì GRE Verbal là một bài kiểm tra về reasoning, do đó, việc nắm rõ điểm mấu chốt của bài đọc là điều tối quan trọng.  

    – Bên cạnh đó, các bạn hãy dành thời gian làm đi làm lại những cuốn sách hay như Official Guide for GRE General, cho đế khi nào cảm giác mình làm được, và có thể lý giải cho sự lựa chọn của mình thì thôi. 

    Kinh nghiệm trước và trong quá trình thi 

    • Trước ngày thi 1-2 ngày: 

    – Quá trình ôn luyện tuy rất quan trọng, nhưng việc nghỉ xả hơi để lấy tinh thần cho kì thi sắp tới cũng quan trọng không kém. Do đó, trước ngày thi 1-2 ngày, các bạn nên gác hết sách vở sang một bên, và dành thời gian này nghỉ ngơi, thư giãn, chuẩn bị tinh thần tốt nhất để bước vào kì thi. Như mình đã nói ở các phần trước, việc ôn luyện là cả một quá trình, do đó ôn đến phút chót cũng không giúp mình thêm được bao nhiêu cả, mà hãy tận dụng thời gian này để de-stress và recharge lại năng lượng bản thân. 

    – Vào ngày trước ngày thi chính thức, hãy dành thời gian kiểm tra lại xem thông tin cá nhân của mình đã đúng chưa, và liệu mình đã có đủ documents được yêu cầu chưa (chủ yếu là valid ID with picture). Nhớ double check những thông tin tối quan trọng như họ tên, ngày sinh, giờ và địa điểm thi, sau đó dùng điện thoại chụp lại. Trong trường hợp bạn tự đi đến chỗ thi, hãy nhớ check google map xem đường đi như thế nào, và chụp lại nếu cần thiết. Nếu bạn mang passport hoặc driver’s license, hãy nhớ giữ chúng thật cẩn thận và check xem hộ chiếu/bằng lái còn hạn không.  

    – Buổi tối hôm trước khi thi nhớ ăn đầy đủ, không ăn uống linh tinh (đề phòng bị đau bụng). Đồng thời nhớ sạc điện thoại đầy đủ, double check đã cho tất cả các tài liệu liên quan vào trong balo chưa. Nhớ đặt chuông báo thức (trong trường hợp bạn không hay tự dậy đúng giờ được), và đặt nhiều chuông báo thức đề phòng trường hợp ngủ quên. 

    • Buổi sáng trong ngày thi:  

    – Nếu bạn thi sáng, hãy cố dậy sớm và ăn uống đầy đủ. Có thể mang thể theo một ít nước uống và đồ ăn (tuy nhiên không được mang những thứ này vào phòng thi, mà chỉ được sử dụng khi đến giờ giải lao giữa các section). Đi thi với một cái bụng rỗng rất nguy hiểm. Ngoài việc nó khiến mình thiếu tập trung (vì đói), còn có những risky health factor khác (như việc ngất xỉu vì tụt đường huyết).  

    – Nên bắt đầu đi trước giờ thi khoảng 1 tiếng (bất kể xa hay gần). Đến sớm sẽ giúp mình tâm lý mình ổn định hơn, hạn chế việc panic trước giờ thi. Nếu bạn đến sớm cũng có thể được làm bài sớm (nếu bạn muốn), và về sớm, do bài thi GRE chủ yếu làm trên máy tính (mỗi người 1 máy, nên không nhất thiết phải bắt đầu cùng lúc).  

    – Trước giờ thi nên đi vệ sinh đầy đủ, và hạn chế uống nước. The last thing you want to have during a test is the feeling of wanting to go to the restroom. Trong khi làm, hãy dành 100% tâm trí vào bài thi. Đối với bất kì bài thi GRE nào, phần viết luận cũng xuất hiện đầu tiên; do đó, nếu bạn làm phần viết luận tốt thì sẽ có động lực làm các phần tiếp theo, tâm lý cũng thoải mái hơn.  

    • Trong lúc thi:  

    – Nếu câu hỏi nào mất quá nhiều thời gian để trả lời (2 phút hơn đến 3 phút), thì hãy bỏ qua câu hỏi đó và move on đến câu hỏi khác ngay lập tức; nếu sau đó còn thời gian hẵng quay lại. Một câu hỏi, dù khó hay dễ, cũng chỉ đáng giá 1 điểm. Do đó, hãy tập trung làm những câu hỏi dễ trước, còn thời gian hãy quay lại xử lý những câu hỏi trung bình/khó. Những câu hỏi dễ sẽ liên quan đến một cụm từ/một chi tiết nhỏ trong bài, còn những câu hỏi khó thường tập trung vào bức tranh toàn cảnh.  

    – Trong trường hợp không còn đủ thời gian để làm bài (chỉ còn lại 1 phút), hãy cố gẵng điền hết câu trả lời cho những câu trống (random cũng được). Bởi nếu không làm thì 100% là mất điểm cho câu đó, còn nếu trả lời (dù là đoán bừa) thì cũng còn 25% cơ hội. Tuy nhiên bước này chỉ làm khi gần hết giờ; nếu vẫn còn thời gian hãy cố gắng làm hết sức có thể.  

    Quy tắc chung: educated guess by elimination >> random guess > blank answer. 

    – Khi đã làm xong 1 section sẽ không thể quay lại section đó được nữa. Do đó sau khi làm xong section bất nào đó, hãy dành 10s để tĩnh tâm lại, tự nhủ với bản thân không được nghĩ ngợi về phần đã làm nữa, suy nghĩ cũng không thay đổi kết quả được nữa. Dành toàn bộ tâm trí cho phần tiếp theo, cứ như vậy cho đến bài thi. 

    Xem thông tin chi tiết về khóa luyện thi GRE tại Clever Academy sử dụng giáo trình độc quyền từ Tập đoàn Kaplan. 

    Tìm hiểu thêm về thầy giáo Vũ Văn Hiệp – giảng viên GRE/SAT tại Clever Academy.


    Đăng ký tư vấn



      Khóa học bạn đang quan tâm

      Clever JuniorTOEICTOEFLIELTSSATACTSSATGREGMATKhác

      Đăng ký học tại Campus (Cơ sở) nào?

      Hà Nội Campus (A20, Dream Station, Tầng 2, UDIC Complex, Hoàng Đạo Thuý, quận Cầu Giấy, Hà Nội)Saigon Campus (Phòng 1681, Lầu 16, Bitexco Financial Tower, 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh)

      Thông tin khác cần tư vấn



      captcha

      Tin đọc nhiều