3 chiến lược ôn tập cho phần thi GMAT Reading

Đăng ký tư vấn



    Khóa học bạn đang quan tâm

    Clever JuniorTOEICTOEFLIELTSSATACTSSATGREGMATKhác

    Đăng ký học tại Campus (Cơ sở) nào?

    Hà Nội Campus (A20, Dream Station, Tầng 2, UDIC Complex, Hoàng Đạo Thuý, quận Cầu Giấy, Hà Nội)Saigon Campus (Phòng 1681, Lầu 16, Bitexco Financial Tower, 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh)

    Thông tin khác cần tư vấn



    captcha

    Tin đọc nhiều

    3 chiến lược ôn tập cho phần thi GMAT Reading

    04 Tháng Bảy 2017

    GMAT Reading Comprehension là một dạng bài rất đặc thù. Hãy nhớ rằng, GMAT là một chứng chỉ điều kiện bắt buộc khi bạn nộp hồ sơ vào các trường Kinh tế để theo học MBA. Do vậy, để kiểm tra tư duy logic và kỹ năng tổng quát vấn đề của bạn, các dạng bài đọc của GMAT sẽ khác so với các bài thi ở trường Luật hay Y. GMAT Reading đánh giá khả năng đọc của bạn như một người quản lý. Học cách đọc hiểu trong ngữ cảnh bài thi GMAT Reading sẽ giúp bạn cải thiện cách làm việc một cách hiệu quả.

    Reading GMAT

    Cùng Clever Academy nghiên cứu 3 phương pháp luyện thi GMAT Reading dưới đây nhé. Các bạn hãy tích cực áp dụng để nhanh chóng nâng cao khả năng đọc hiểu và đạt điểm cao trong kỳ thi GMAT sắp tới nhé.

    1) Đọc để hiểu cấu trúc GMAT Reading

    Phần thi GMAT Reading kiểm tra kỹ năng nắm bắt logic của tác giả bài viết trong phần thi đọc hiểu: Tác giả đang muốn thể hiện điều gì? Dựa trên khía cạnh nào mà luận điểm của tác giả được đưa ra? Là một người quản lý, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều đề xuất. Công việc của bạn là hiểu và nắm bắt nhanh các đề xuất sau đó kiểm tra xem chúng có hợp lý hay không.

    Chính vì vậy, trong bài thi đọc hiểu GMAT, công việc của bạn không phải là phân tích chi tiết đoạn văn, mà là đi theo cấu trúc bài đọc. Bạn sẽ hiểu được đại ý của tác giả cho dù bạn không hiểu hết được các ý nghĩa khoa học đằng sau khối lượng lớn các chi tiết được đề cập. Việc đọc hiểu cấu trúc giúp bạn trong 2 việc. Đầu tiên, nhiều câu hỏi đều ở dạng chung và không đòi hỏi kiến thức về chi tiết. Trong các trường hợp này, chi tiết thường làm bạn phân tán khỏi những ý chính. Thứ hai, kể cả đối với những câu hỏi chú trọng vào chi tiết, bạn thường sẽ quên chi tiết đó và quay lại bài đọc để tìm. Nếu hiểu được đại ý của từng đoạn, bạn sẽ tìm được nhanh ra đoạn nào có chi tiết đó.

    Bạn nên chú trọng vào các từ khoá thể hiện ý đồ của tác giả. Các từ khoá như “but” và “however” cho thấy sự thay đổi ý kiến của tác giả; “also” và “furthermore” là tín hiệu mở rộng ý của tác giả. “Therefore” và “we should” để kết luận. Đọc tìm cấu trúc gíup bạn hiểu nhanh và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi hơn.

    2) Chú ý rằng các câu hỏi về chi tiết thường liên quan đến mối quan hệ nguyên nhân – kết quả trong phần thi GMAT Reading

    Khi bài thi GMAT Reading hỏi về các chi tiết trong bài đọc, mục đích là để kiểm tra khả năng nắm bắt mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. Câu hỏi sẽ thường là:

    The reaction that takes place within the cell’s nucleus does not affect the membrane because __________?  (looking for the cause of the membrane’s “safety”)

    Which of the following results from the mitochondria’s transformation?  (looking for an effect)

    If the worm’s cilia were to become damaged and therefore be unable to sense warmer temperatures, which of the following would result? (here they’re asking you to assess what crucial function the cilia perform, and then infer what would happen without them)

    Nếu bạn đọc và nhận ra cấu trúc, bạn sẽ biết vị trí nào trong bài đọc có mối quan hệ này vì bạn hiểu đại ý của đoạn văn. Cần chắc chắn tìm đúng đoạn mà câu hỏi cần tìm (rất dễ nhầm khi câu hỏi đang hỏi về nguyên nhân, nhưng lại đưa ra kết quả trong các đáp án), và cố gắng hiểu từng phần của mối quan hệ nguyên nhân – kết quả này. Thử thách trong việc này là bài thi GMAT đưa ra nhiều chi tiết, nên bạn cần tìm đúng mối quan hệ trong câu hỏi và câu trả lời cần bao gồm nhiều chi tiết được nhắc đến ở đoạn văn có chứa các từ khoá trong câu hỏi đó.

    3) Luyện tập như thi thật

    Bạn nên nhớ rằng để đến được phần Reading Comprehension, bạn đã phải trả qua một tiếng làm AWA essays và 75 phút làm Toán. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên độ khó của phần Đọc là vị trí của nó trong bài thi, nằm cuối một bài thi dài và áp lực thời gian, bạn cần đọc và trả lời câu hỏi một cách vừa nhanh vừa hiệu quả.

    Việc luyện thi phần Đọc cuối cùng trong một buổi học là điều quan trọng vì lúc đó bạn đã mệt và bị phân tán một chút giống như khi thi thật. Bạn cần luyện sự tập trung để chuẩn bị cho việc đọc chuyên sâu và hiệu quả trong khi tâm trí bạn đã rất mệt mỏi và bạn chỉ muốn làm cho xong bài thi này.

    Clever Academy chúc các bạn áp dụng thành công 3 phương pháp luyện thi GMAT Reading trên và sớm đạt được kết quả thi như mong muốn nhé!

    Clever Academy

    Các bài viết liên quan:


    Đăng ký tư vấn



      Khóa học bạn đang quan tâm

      Clever JuniorTOEICTOEFLIELTSSATACTSSATGREGMATKhác

      Đăng ký học tại Campus (Cơ sở) nào?

      Hà Nội Campus (A20, Dream Station, Tầng 2, UDIC Complex, Hoàng Đạo Thuý, quận Cầu Giấy, Hà Nội)Saigon Campus (Phòng 1681, Lầu 16, Bitexco Financial Tower, 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh)

      Thông tin khác cần tư vấn



      captcha

      Tin đọc nhiều