5 chiến thuật giúp đạt 780 điểm trong bài thi GMAT

Đăng ký tư vấn



    Khóa học bạn đang quan tâm

    Clever JuniorTOEICTOEFLIELTSSATACTSSATGREGMATKhác

    Đăng ký học tại Campus (Cơ sở) nào?

    Hà Nội Campus (Tầng 3, Toà nhà Viet Tower, số 1 Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà Nội)Saigon Campus (Phòng 1681, Lầu 16, Bitexco Financial Tower, 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh)

    Thông tin khác cần tư vấn



    captcha

    Tin đọc nhiều

    5 chiến thuật giúp đạt 780 điểm trong bài thi GMAT

    17 Tháng Mười Hai 2015

    Hãy cùng Jason chia sẻ bí quyết đạt GMAT 780 nhé!

    Trong bài viết, tác giả sẽ miêu tả những mẹo và chiến lược thực dụng nhất trong quá trình luyện thi GMAT.

    Chiến lược hiệu quả nhất

    Tôi luôn là một học sinh khá giỏi toán và điểm phần toán của tôi luôn đạt hơn 40. Trong khi đó, điểm Verbal lại thấp hơn và chỉ từ 30 – 40. Trong những tuần cuối cùng trước bài kiểm tra chính thức, tôi đã suy nghĩ lại về những chiến lược cho bài thi. Điều này khá buồn cười, nhưng tôi thực sự bắt đầu “suy nghĩ như những người ra đề thi”. Tôi nghĩ “GMAT là gì và nó mang lại những gì cho mình?”. Đó là một bài kiểm tra chuẩn hoá để bạn có thể vào được các trường kinh doanh sau đại học, chứ không đơn thuần là dành cho các khoa Toán hay Văn học. Vì vậy, GMAT không yêu cầu bạn phải là siêu sao môn toán, hay cực kì giỏi về ngữ pháp, mà nó dành cho ai có thể làm tốt trong môi trường kinh doanh, có thể giải thích, chắt lọc, quản lý, đơn giản hóa số liệu và đưa ra quyết định để giải quyết các vấn đề kinh doanh. Để cho GMAT trở thành một công cụ giúp ích cho các bộ tuyển sinh, nó phải là một bài kiểm tra các kĩ năng cần thiết cho chương trình học MBA. Ông Brian Galvin, giám đốc Học thuật của Veritas Prep nói: “Bài kiểm tra không phải để kiểm tra bạn biết những gì, mà là bạn nghĩ như thế nào”. Điều đó hoàn toàn chính xác khi GMAT không phải là dạng bài thi mà điểm số dựa vào số lượng từ vựng và kiến thức mà bạn đã ghi nhớ.

    Hầu hết các mẹo của tôi liệt kê dưới đây không chỉ giúp các bạn đạt kết quả tốt mà còn giúp bạn có được tư duy của một người kinh doanh hiệu quả.

    Problem Solving

    Luôn luôn nhìn vào đáp án trước khi bạn giải câu hỏi

    Tôi thấy việc này rất hiệu quả trong phần Giải quyết vấn đề (Problem Solving). Tôi thường sẽ đọc câu hỏi, tìm cách giải quyết vấn đề rồi mới nhìn vào các đáp án mà đề bài đưa ra. Tuy nhiên, thỉnh thoảng trong đáp án có những thông tin cần thiết về câu hỏi giúp tôi dễ dàng tìm ra đáp án đúng và nó cũng có thể giúp tôi tiết kiệm rất nhiều thời gian. Nếu đề bài yêu cầu tôi phải nhân 1 dãy số dài mà đáp án được cho đều ở dạng số mũ và theo chiều tăng dần, thì đó là 1 gợi ý để tôi ước lượng và chọn câu trả lời có đáp án gần nhất. Hoặc nếu tôi đang phải giải 1 bài hình học mà đáp án lại có phần căn 2 hoặc 3 thì chắc chắn tôi đang làm dạng bài có liên quan tới giác cân hoặc tam giác 30- 60- 90 độ hoặc về hình tròn. Có khoảng 3 đến 4 câu hỏi trong bài kiểm tra mà tôi áp dụng cách này. Vì thế mà tôi đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian và dùng thời gian qúy giá đó cho các câu hỏi khó hơn.

    The Business Takeaway: “Những người kinh doanh giỏi có khả năng sử dụng nguồn tài nguyên vô cùng hạn chế mà vẫn tìm ra được câu trả lời.” Hãy nhớ rằng những câu trả lời cũng chính là dẫn chứng và chúng sẽ thường xuyên sử dụng chúng để giải quyết vấn đề.

    Data sufficiency

    “Tìm lỗi sai” (trang 36, bài 8)

    Các câu hỏi về Data sufficiency đã gây rất nhiều khó khăn cho tôi vì mặc dù tôi nắm khá vững lý thuyết, nhưng tôi luôn nhầm lẫm bởi các chi tiết nhỏ và những giả thuyết mà mình đưa ra. Toán đối với tôi không quá khó, nhưng các câu hỏi của GMAT thường giấu thông tin trong từng dẫn chứng của câu hỏi. Bạn thường phải sắp xếp lại các thông tin đã cho để biến chúng thành những gợi ý hữu ích cho đáp án. Ngoài ra, bài kiểm tra có thể sẽ cùng cung cấp thông tin trong 2 mệnh đề và sẽ cố lừa bạn rằng hai mệnh đề đều quan trọng bằng nhau, nhưng thực ra bạn chỉ cần tập trung vào một vấn đề. Khi ôn luyện cho kỳ thi, tôi làm theo hệ thống chọn đáp án đơn giản sau:

    • D
    • A&B
    • C
    • E

    Khi tôi nghĩ đã tìm được đáp án, tôi sẽ dà soát lại thông tin để cố tìm ra những thông khác được ẩn đi trong câu hỏi. Nếu đang phân vân giữa A và B, tôi sẽ kiểm tra lại đề bài và chắc chắn nó không thể là D.

    The Business Takeaway: Những doanh nhân thành đạt có khả năng đưa ra quyết định với ít thông tin, nhưng họ luôn biết khi họ đưa ra những giả định sai và cần nghiên cứu thêm về vấn đề.

    Reading Comprehension:

    Phương pháp đọc “STOP”

    Tôi thực sự có vấn đề về phần đọc hiểu khi luyện tập cho bài kiểm tra, bỏ qua từ 1 đến 2 câu hỏi mỗi đoạn- vì vậy mất khá nhiều điểm trong phần Verbal. Tôi thấy chiến lược của tôi cho phần đọc hiểu là không hiệu quả. Tôi cố đọc các câu hỏi trước và đọc lướt qua đoạn văn để tìm đáp án cho mình. Cách này không thực sự hiệu quả, vì rất nhiều câu hỏi đòi hỏi bạn phải hiểu rõ được cả đoạn văn thay vì từng chi tiết nhỏ. Vì thế, tôi đã bắt đầu đọc chủ động hơn, khi áp dụng phương pháp “STOP” của Veritas Prep. Tôi thay đổi chiến thuật, dành nhiều thời gian hơn ở câu hỏi đầu tiên cho đoạn văn và chủ động sử dụng STOP giữa các cấu trúc (Structure), giọng điệu (Tones), sắp xếp (Organization) và các điểm chính (Main Point). Cách này, tôi có thể hiểu được rõ hơn về đoạn văn ngay từ khi đọc và có thể tìm kiếm các thông tin như:

    • Chủ đề đoạn văn?
    • Đoạn văn được có bao nhiêu đoạn và ý chính của từng đoạn?
    • Tác giả ủng hộ, phản biện hay cung cấp thông tin? Nếu anh ta ủng hộ hay phản biện thì bằng chứng của anh ta là gì?
    • Những bằng chứng hay ví dụ đó giúp anh ta nêu quan điểm như nào?

    Dành nhiều thời gian hơn cho phần đầu đoạn văn, tôi có thể trả lời các câu hỏi sau về đoạn văn dễ dàng và nhanh chóng hơn. Thay vì dành 2 phút cho 4 đoạn văn tức là 8 phút cho cả bài, tôi dành 4 phút để đọc hiểu kĩ đoạn văn, tìm những điểm STOP và dành 30 giây đến 1 phút cho từng câu hỏi.

    Sau khi sử dụng cách này, kết quả rất khả quan khi tôi chỉ còn 1 đến 2 lỗi cho cả bài thi Verbal của mình.

    The Business Takeaway: Khi thuyết trình với người ngoại quốc, với chủ đề không thân thuộc, người làm kinh doanh giỏi luôn có khả năng tập trung phân tích sâu vào những yếu tố quan trọng nhất.

    Tham khảo:

    Thông tin khóa luyện thi GMAT tại Clever Academy

    Chiến lược luyện thi GMAT hiệu quả

    Những điều cần biết về quản lý thời gian trong bài thi GMAT

    Tài liệu GMAT: GMAT Formula Sheet – Bộ Công Thức GMAT từ Kaplan

    Chuẩn bị cho GMAT bằng phương pháp Kaplan tại Clever Academy

    Critical Reasoning

    Tập trung vào những điểm cụ thể của luận điểm và bỏ qua những đáp án khác hoàn toàn hoặc không liên quan đến luận điểm đó

    Tôi nhận thấy rằng những đáp án sai mà tôi đã chọn trong phần Critical reasoning đều là đáp án đúng, nhưng nó không dẫn đến các luận điểm được sử dụng trong bài. Thông thường những đáp án trùng với những luận điểm trong bài sẽ là đáp án chính xác.

    Ví dụ: “Kể từ khi CEO có chương trình chăm sóc sức khỏe cho nhân viên, năng suất trung bình của mỗi nhân viên tăng lên 12%. Điều đó có nghĩa là năng suất ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của nhân viên đối với chương trình của CEO”

    Khi được hỏi về đáp án nào không chính xác nhất, đáp án mà mọi người hay chọn nhầm là:

    “Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chương trình khích lệ thường không hiệu quả trong việc thúc đẩy năng suất lao động”

    Nhưng thực ra câu trả lời đúng là:

    “Trong năm qua, có hơn 15% nhân viên ở công ty bị nghỉ viêc, nhưng công ty vẫn thể hiện được các hoạt động tốt như mọi năm”

    Như bạn đã thấy, đáp án đầu tiên có vẻ rất khả quan vì nó có chứa từ “chương trình khích lệ” và “năng suất của nhân viên”. Dù vậy, nó chỉ đưa ra 1 trường hợp tổng quát mà không phải một nguyên tắc tuyệt đối. Trong đáp án thứ 2, mặc dù nghe có vẻ “không trôi” cho lắm, nhưng thực chất nó đưa ra logic của luận điểm rằng sự gia tăng trong năng suất của nhân viên là do họ phải làm việc nhiều hơn để bù cho những người đã bị nghỉ việc.

    Khi sử dụng mẹo này, tôi đã có thể dễ dàng tìm ra các câu trả lời gây rối trí cho người đọc và lập tức bỏ qua chúng.

    The business takeaway: Doanh nhân giỏi tập trung vào những chi tiết thực sự quan trọng khi họ phải chọn lựa những quyết định khó khăn và không bị làm sao nhãng bởi những chi tiết không cần thiết

    Sentence Correction

    Tiếp cận từng câu để tìm ra suy luận logic sẽ tốt hơn là việc nó đọc có “trôi” hay dựa dẫm quá nhiều vào thành ngữ và loại bỏ những phần không cần thiết.

    Sentence Correction là kĩ năng mà tôi kém nhất trước khi tôi bắt đầu ôn tập. Tôi đã làm sai khá nhiều mà vẫn không thể tìm ra được bất cứ qui tắc nào để áp dụng, vì thế tôi quyết định bắt đầu ghi nhớ mọi cấu trúc câu hỏi mà tôi đã làm sai. Điều này cũng thực sự khó kiểm soát vì tôi thực sự không thể nhớ hết được những cấu trúc và từ ngữ này được.

    Sau đó tôi thấy rằng GMAT không phải là cuộc thi về trí nhớ. Và những người có khả năng nhớ tốt chưa chắc đã là những người làm tốt nhất trong bài kiểm tra. Do đó tôi thay đổi suy nghĩ của mình về cách tiếp cận bài thi từ những cách khác nhau. Thay vì dành thời gian ở những thư viện để học về những cách diễn đạt, tôi tập trung vào những kiến thức nhỏ về ngữ pháp và cố gắng hiểu rõ chúng. Phần lớn các câu hỏi trong phần này đều có thể giải quyết bằng cách áp dụng ngữ pháp từ những gì tôi học. Tôi đã nhận ra rằng hầu hết các câu hỏi ở sentence correction đều có thể giải đáp bằng những kiến thức cơ bản, làm như vậy thật sự đơn giản để kiểm soát và dễ hiểu hơn.

    • Khi miêu tả những sự vật và sự kiên trong quá khứ, bạn phải sử dụng thời và động từ quá khứ.
    • Nếu bạn miêu tả vật số ít thì hãy sử dụng danh từ số ít và danh từ đếm được mới có số nhiều.
    • Hãy chắn chắn về chủ ngữ của câu
    • Các so sánh cần phải hợp lí với các yếu tố tương đồng (danh từ với danh từ, hành động với hành động.)

    Xử lý phần Sentence Correction với khung làm bài như trên chắc chắn sẽ dễ hơn là phải ghi nhớ từng câu chữ một. Không có 1 câu nào trong bài thi GMAT mà tôi cần phải ghi nhớ chính xác 1 thành ngữ cụ thể cả. Trên thực tế, đã có nhiều lần tôi thấy có nhiều đáp án sai mà “mắt thấy tai nghe” có vẻ là đúng nhưng nó lại vi phạm 1 số điều của khung trên.

    The Business Takeaway: Doanh nhân thành đạt có khả năng tránh những thông tin làm rối loạn vấn đề.

    Kết luận, những kĩ năng mà bạn học được khi luyện tập GMAT cũng chính là những kĩ năng sẽ giúp bạn thành công trong con dường kinh doanh của bạn

    • Sáng tạo, tư duy giải quyết vấn đề hiệu quả.
    • Quản lý, chuyển đổi và phân tích dữ liệu.
    • Khả năng xuất trình các yếu tố quan trọng từ nguồn quen thuộc.
    • Định hướng rõ ràng trong kế hoạch dài hạn.
    • Khả năng bỏ qua thông tin không liên quan và không đánh mất cơ hội .

    Khi bạn theo học GMAT, hãy ghi nhớ rằng trong bài kiểm tra bạn phải biết chiến lược nào áp dụng thành công, và chiến lược nào không thành công.

    Clever Academy (biên dịch)


    Đăng ký tư vấn



      Khóa học bạn đang quan tâm

      Clever JuniorTOEICTOEFLIELTSSATACTSSATGREGMATKhác

      Đăng ký học tại Campus (Cơ sở) nào?

      Hà Nội Campus (Tầng 3, Toà nhà Viet Tower, số 1 Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà Nội)Saigon Campus (Phòng 1681, Lầu 16, Bitexco Financial Tower, 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh)

      Thông tin khác cần tư vấn



      captcha

      Tin đọc nhiều