Từ trước đến giờ, điểm của những bài kiểm tra mà bạn làm ở trường hay những bài thi chứng chỉ như IELTS, TOEFL đều dựa vào phần trăm số lượng câu hỏi mà bạn trả lời đúng: Bạn càng trả lời đúng nhiều thì điểm của bạn càng cao. Rất nhiều bạn lầm tưởng rằng quy tắc này cũng áp dụng cho GMAT Test tuy vậy điều này không hoàn toàn đúng với GMAT – dạng bài thi thích ứng trên máy tính. Ngoài ra còn có rất nhiều những lời đồn đại khác về GMAT Test mà bạn cần biết để có thể có một sự chuẩn bị tốt nhất cho kì thi khó nhằn này.
Trên thực tế, hầu hết các ứng viên tham dự kì thi GMAT đều có phần trăm số lượng câu trả lời đúng giống nhau (vào khoảng 50% đến 70%). Câu hỏi đặt ra là: Nếu như đa số các ứng viên đều trả lời đúng số lượng câu hỏi như nhau thì làm thế nào để GMAT phân biệt các mức trình độ khác nhau. Câu trả lời là: Trong khi các bài test thông thường đưa cho các ứng viên một đề bài với các câu hỏi giống hệt nhau thì với GMAT Test, mỗi ứng viên sẽ trả lời những câu hỏi khác nhau với mức độ khó dễ khác nhau. Điểm số của bạn sẽ phụ thuộc vào độ khó của các câu hỏi bạn trả lời đúng so với độ khó của các câu hỏi mà bạn trả lời sai.
GMAT Test thi trên máy tính và dựa trên thuật toán máy tính để tính điểm. Ban đầu máy sẽ đưa ra một câu hỏi trung bình, nếu bạn trả lời đúng thì câu hỏi tiếp theo sẽ có độ khó cao hơn và ngược lại nếu bạn trả lời sai thì câu hỏi tiếp theo bạn nhận được thường sẽ dễ hơn.
Dưới đây là một số lời đồn đại mà đa số các bạn chuẩn bị cho kì thi GMAT đều đã từng nghe qua:
Thực tế: GMAT chỉ là một trong nhiều yếu tố được sử dụng trong quá trình đánh giá hồ sơ của ứng viên. Các yếu tố khác bao gồm CV, bài luận, thư giới thiệu, điểm trung bình tích lũy (GPA) hay các hoạt động ngoại khóa. Việc có được một điểm số GMAT cao không đồng nghĩa với việc bạn sẽ chắc chắn được lựa chọn.
Thực tế: GMAT cố gắng để tất cả các ứng viên gặp phải những câu hỏi có mức độ khó tương đồng thí sinh khác nên nếu như bạn đã trải qua hết các câu hỏi khó trong phần Toán thì bạn sẽ nhận được những câu hỏi dễ về sau. Vì thế đừng lãng phí thời gian cho bài thi thật cho việc đánh giá độ khó một câu hỏi mà bạn đang gặp phải.
Thực tế: GMAT Test chỉ yêu cầu những kiến thức cơ bản về đại số, hình học, phương trình bậc nhất, bậc hai … Độ khó của các câu hỏi chủ yếu đến từ khả năng lập luận và kĩ năng áp dụng các công thức về toán học.
Thực tế: Bạn sẽ bị trừ điểm rất nặng nếu như không hoàn thành tất cả các câu hỏi trong bài thi GMAT. Nếu như bạn đang gặp bế tắc và mất quá nhiều thời gian với một câu hỏi khó thì hãy đoán một đáp án và chuyển sang câu hỏi tiếp theo. Theo một nghiên cứu, nếu như bạn bỏ trống đáp án của 5 câu hỏi trong phần Verbal tổng điểm bài thi GMAT của bạn sẽ giảm từ Top 10% đến Top 25%.
Thực tế: Mọi câu hỏi bất kể thứ tự đều có trọng số như nhau trong bài thi GMAT. Số điểm cuối cùng của bạn dựa vào mức độ khó của các câu hỏi trong bài thi của bạn và số lượng câu hỏi mà bạn hoàn thành trong thời gian quy định. Việc dành nhiều thời gian cho 10 câu hỏi đầu tiên sẽ làm giảm khả năng bạn có thể hoàn thành tất cả các câu hỏi đúng giờ.
Trên đây là những kinh nghiệm được đúc rút từ những giảng viên dạy GMAT có nhiều năm kinh nghiệm tại Clever Academy. Hi vọng với những thông tin này các bạn có thể tự tin để chinh phục thử thách GMAT!
Clever Academy
Tham khảo: