Cách chọn ngành học dự định trong Hồ sơ du học Mỹ

Đăng ký tư vấn



    Khóa học bạn đang quan tâm

    Clever JuniorTOEICTOEFLIELTSSATACTSSATGREGMATKhác

    Đăng ký học tại Campus (Cơ sở) nào?

    Hà Nội Campus (Tầng 3, Toà nhà Viet Tower, số 1 Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà Nội)Saigon Campus (Phòng 1681, Lầu 16, Bitexco Financial Tower, 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh)

    Thông tin khác cần tư vấn



    captcha

    Tin đọc nhiều

    Cách chọn ngành học dự định trong Hồ sơ du học Mỹ

    07 Tháng Sáu 2017

    Đa số các trường Đại học tại Mỹ đòi hỏi học sinh đưa ra lựa chọn chuyên ngành dự định trong quá trình điền Hồ sơ du học. Tuy nhiên, việc chọn chuyên ngành trong hồ sơ không phải là quyết định cuối cùng của ứng viên, ứng viên có thể thay đổi trong tương lai. Phần lớn các trường Đại học không đòi hỏi đăng ký chuyên ngành cho tới tận năm thứ 2. Sau khi đăng ký, trong trường hợp muốn thay đổi ngành thì quá trình cũng rất đơn giản.

    chon chuyen nganh

    Nộp hồ sơ vào phân khoa cụ thể của một trường có thể là “binding choice” (lựa chọn ràng buộc) nghĩa là học sinh phải cam kết nhập học ở trường, nếu được chấp thuận đơn và được cấp học bổng theo học. Ngoài ra, một số phân khoa sẽ có quy định riêng về việc chuyển khoa trong trường một khi học sinh đã nhập học. Do vậy, các ứng viên nên cân nhắc kĩ lưỡng trước khi nộp vào phân khoa nào đó. Tuy nhiên, phần lớn chuyên ngành mà ứng viên chọn lúc đầu là không ràng buộc (nonbinding).

    Cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn Chuyên ngành học

    Một số học sinh lớp 12 đã có ý tưởng về chuyên ngành và nghề nghiệp mình muốn theo đuổi sau này, nhưng cũng có nhiều học sinh vẫn còn mông lung về tương lai phía trước. Khi chọn chuyên ngành, học sinh cần nghĩ tới sở thích và đam mê thực sự của mình.

    Các trường Đại học thường có người đại diện từ các khoa khác nhau đến các buổi gặp gỡ tại trường Đại học và ứng viên có thể trao đổi trực tiếp với họ. Nếu không thể tới gặp trực tiếp, ứng viên có thể trình bày các lựa chọn của mình với người phỏng vấn. Họ có thể giúp ứng viên liên lạc với cựu hoặc đương sinh viên mà mình biết hoặc giáo sư trong chuyên ngành mà ứng viên muốn tìm hiểu. Ứng viên cần tìm hiểu kĩ về các chuyên ngành tiềm năng tại các trường đại học mà mình đang nộp qua trang web trường và mọi thông tin quảng cáo liên quan.

    Thêm nữa, ứng viên không nên bỏ qua ý định nộp vào các trường đại học không có chương trình học như mong muốn của mình. Vì trong một số trường hợp, chuyên ngành mà ứng viên có ý định học không nằm trong danh sách chuyên ngành của trường, ứng viên có thể chọn chương trình đó làm chuyên sâu (concentration) trong một chuyên khoa rộng hơn hoặc đăng kí ngành đó làm chuyên ngành phụ (minor).

    Nộp hồ sơ vào chuyên ngành không liên quan nhiều đến những gì mà ứng viên đã học trước đó hay các hoạt động mà ứng viên đã tham gia có thể ảnh hưởng xấu đến những lợi thế sẵn có của ứng viên, vì hội đồng tuyển sinh có thể nhìn ra được điều đó. Học sinh không nên nghĩ rằng nộp vào chuyên ngành có ít ứng viên sẽ thuận lợi hơn vì có thể chính những ngành đó có thể đòi hỏi khả năng cao hơn, là ngành không truyền thống và các ứng viên sẽ được lựa chọn kĩ càng hơn. Điều này có nghĩa rằng chuyên ngành đó cũng cạnh tranh không kém những chuyên ngành có nhiều ứng viên đăng ký.

    Chọn Chuyên ngành cho Hồ sơ Du học như thế nào?

    Nếu ứng viên chưa biết chọn theo chuyên ngành nào, nhiều trường đại học cho phép lựa chọn mục “chưa quyết định” (undecided) khi nộp hồ sơ. Tuy nhiên, nếu chuyên ngành không có điều kiện ràng buộc trong hồ sơ, ứng viên nên xem xét lại việc chọn chuyên ngành đó. Ngoài việc suy nghĩ về sở thích và đam mê của mình, ứng viên cũng nên xin lời khuyên từ giáo viên, người hướng dẫn, bạn bè hay người thân trong gia đình…Các ứng viên không cần chọn đúng 1 chuyên ngành cho tất cả các trường trong danh sách các trường mình muốn nộp hồ sơ.

    Học sinh không nên quá chú trọng vào việc chọn chuyên ngành trong lúc chuẩn bị nộp hồ sơ, đặc biệt đối với các chuyên ngành không ràng buộc. Các chuyên ngành ràng buộc mang tính cạnh tranh và tính chuyên biệt rất cao. Vì thế đối với ứng viên muốn theo đuổi chuyên ngành như vậy cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng và chắc chắc rằng mình muốn đi theo chương trình học đó cho tới lúc nộp hồ sơ. Nếu nộp hồ sơ vào chuyên ngành không cạnh tranh bằng, ứng viên có thể tăng khả năng được chấp thuận, nhưng đừng nộp vào ngành đó chỉ vì muốn được nhận dễ hơn. Các ứng viên nên chọn chuyên ngành thật sự làm mình hứng thú.

    Đại học là khoảng thời gian quý giá để khám phá và phát triển tài năng cũng như các sở thích mới. Clever Academy hi vọng bạn có thể tranh thủ trải nghiệm để tìm ra những điều mới lạ mà bản thân chưa từng biết tới. Chúc các bạn thật vững bước và thành công trên con đường học tập của mình!

    Clever Academy

    Các bài viết liên quan:


    Đăng ký tư vấn



      Khóa học bạn đang quan tâm

      Clever JuniorTOEICTOEFLIELTSSATACTSSATGREGMATKhác

      Đăng ký học tại Campus (Cơ sở) nào?

      Hà Nội Campus (Tầng 3, Toà nhà Viet Tower, số 1 Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà Nội)Saigon Campus (Phòng 1681, Lầu 16, Bitexco Financial Tower, 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh)

      Thông tin khác cần tư vấn



      captcha

      Tin đọc nhiều