Những điều cần biết về quản lý thời gian trong bài thi GMAT

Đăng ký tư vấn



    Khóa học bạn đang quan tâm

    Clever JuniorTOEICTOEFLIELTSSATACTSSATGREGMATKhác

    Đăng ký học tại Campus (Cơ sở) nào?

    Hà Nội Campus (A20, Dream Station, Tầng 2, UDIC Complex, Hoàng Đạo Thuý, quận Cầu Giấy, Hà Nội)Saigon Campus (Phòng 1681, Lầu 16, Bitexco Financial Tower, 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh)

    Thông tin khác cần tư vấn



    captcha

    Tin đọc nhiều

    Những điều cần biết về quản lý thời gian trong bài thi GMAT

    21 Tháng Mười Một 2015

    Quản lý thời gian là 1 kĩ năng vô cùng quan trọng trong bài thi GMAT, 1 trong những kĩ năng quản lý thời gian là duy trì “vị trí thời gian” hợp lý. Vị trí thời gian ở đây nói đến mối quan hệ giữa vị trí của thí sinh trong bài thi (bạn đang ở câu hỏi thứ bao nhiêu) và thời gian đã trôi qua để bạn tới được câu hỏi đó.

    Lấy 1 ví dụ, tôi vừa hoàn thành câu hỏi 5 trong phần Quant và 15 phút đã trôi qua, tôi đang làm đúng, trước hay chậm thời gian? Hãy xem bảng dưới đây để trả lời câu hỏi trên:

    Tốt Trước thời gian (nhanh hơn 3 phút)
    Đúng Đúng thời gian (+/- 3 phút)
    Không tốt Chậm thời gian (chậm hơn 3 phút)

    Như ở ví dụ trên, tôi đang bị chậm thời gian, vì trong phần thi Quant, chúng ta chỉ có trung bình 2 phút mỗi câu hỏi. Sau 5 câu, lẽ ra chỉ nên hết 10 phút, vậy tôi đang bị chậm 5 phút, khiến tôi đang ở 1 vị trí thời gian không tốt.

    Hầu hết các thí sinh sẽ thấy mình ở vị trí thời gian không tốt thường xuyên hơn là tốt. Nếu chúng ta hết thời gian trước khi hoàn thành phần bài, chúng ta sẽ phải chịu những bất lợi rất lớn, vì thí sinh có thể sẽ trả lời sai cả loạt câu hỏi  (đoán bừa để kịp thời gian) hoặc sẽ để trống câu hỏi đó (và điều này thậm chí còn tội tệ hơn).

    Việc đi quá nhanh trước thời gian cũng không hẳn là tốt. Thường khi bạn trả lời các câu hỏi quá nhanh, nguy cơ bị mắc nhiều lỗi sai cũng khá cao và điều này sẽ hạ điểm số của bạn rất nhiều khi kết thi bài thi.

    Tốt nhất, chúng ta nên duy trì đúng thời gian xuyên suốt bài thi, nghĩa là chúng ta nên du di trong khoảng 2-3 phút thời gian dự kiến. Nhưng thỉnh thoảng chúng ta sẽ vẫn bị rơi ra khỏi vòng thời gian này. Vậy làm thế nào để luôn ở trong vòng thời gian an toàn càng lâu càng tốt? Và khi nào thì chúng ta rơi vào vị trí thời gian tốt hay không tốt, làm thế nào để quay lại vòng thời gian an toàn?

    quan ly thoi gian trong bai thi gmat

    Hiểu được hệ thống chấm điểm

    Nếu bạn không hiểu được bài thi của bạn được chấm thế nào, bạn sẽ gặp rắc rối lớn với việc kiểm soát thời gian.

    • Mọi người sẽ làm sai khá nhiều câu hỏi, không kể đến mức điểm. Đó đơn giản là cách mà bài thi vận hành. Hãy tưởng tượng như khi bạn chơi tennis. Bạn không  kì vọng mình sẽ thắng mọi điểm, bạn chỉ cố gắng thắng nhiều điểm hơn đối thủ, ở đây là chiếc máy tính.
    • Sai 1 câu hỏi dễ sẽ đáng tiếc hơn nhiều so với sai 1 câu hỏi khó. Nhưng bạn vẫn có thể đạt điểm số mong muốn dù bạn có sai 1 vài câu hỏi dễ.
    • Sai đồng loạt 3-4 câu hỏi sẽ gây thiệt hại cho điểm số nhiều hơn là cùng số lượng câu sai đó nhưng xen kẽ có những câu đúng.
    • Điều tồi tệ nhất là việc bạn không hoàn thành bài thi, 1 hậu quả có thể xảy ra nếu bạn luôn ở vị trí chậm thời gian.

    Biết được mức thời gian cho từng câu hỏi và tiến độ làm bài

    Khi luyện tập làm đề thi GMAT, HÃY LUÔN LUÔN để ý tới thời gian cho mỗi câu hỏi, dù bạn đang xử lí 1 câu 1 hay cả nhiều câu cùng lúc.

    Loại câu hỏi

    Thời gian trung bình Thời gian tối thiểu/ tối đa
    Quant 2 phút 1 phút – 2,5 phút
    Sentenve Correction 1 phút 15 giây 45 giây – 2 phút
    Critical Reasoning 2 phút 1 phút – 2,5 phút
    Reading Comp:Reading 2 đến 3 phút 1,5 phút – 3,5 phút
    Reading Comp: General Questions 1 phút 30 giây – 1 phút 30 giây
    Reading Comp: Specific Questions 1,5 phút 45 giây – 2 phút

    Tóm lại, nếu chúng ta muốn hoàn thành phần thi kịp thời gian, chúng ta sẽ phải theo kịp mức thời gian trung bình đề ra. Thời gian trung bình ở đây cũng có nghĩa là có những câu hỏi được giải quyết nhanh và có những câu chậm hơn. Nhưng đồng thời hãy chắc rằng bạn dành đủ thời gian cho mỗi câu hỏi và không mắc phải những lỗi sai ngớ ngẩn vì sự vội vàng trong tốc độ làm bài của mình. Mặt khác, nếu bạn dành ra nhiều hơn 30 giây so với mức thời gian trung bình, thì khả năng cao là câu hỏi quá khó để có thể làm và trong trường hợp đó, bạn đã bỏ quá nhiều thời gian.

    Sự phản ánh trên kết quả làm bài của bạn

    Bảng đo thời gian trên sẽ giúp bạn theo dõi được tiến độ ở mức “từng câu hỏi một” và sẽ khiến bạn phải cân nhắc thời gian khi bạn thực hành luyện tập.

    Tổng hợp thông tin để xác định loại câu hỏi cũng sẽ tốn thời gian của bạn. Nếu bạn đang sử dụng GMAT Navigator, bạn có thể thấy các thông tin tổng hợp này ở mục Statistics (ở dạng bảng hoặc cột).

    Tiếp theo, hãy chú ý xem bạn trả lời những câu hỏi khiến bạn rơi vị trí “bị chậm thời gian” đúng hay sai (trong những loại câu hỏi, ví dụ như Rate problems hay Modifier SCs). Đối với những câu bạn làm đúng, việc bạn cần quan tâm sẽ là “làm thế nào để làm loại bài này 1 cách hiệu quả hơn?”. Còn đối với những câu bạn làm sai, câu hỏi đầu tiên rất đơn giản “Làm thế nào để tôi làm sai nó NHANH hơn”? (Đằng nào bạn cũng sẽ trả lời sai, vậy nếu bạn có thể làm sai nhanh hơn, điều này chắc chắn không quá khó để thực hiện, thì ít nhất bạn sẽ dành thời gian cho câu hỏi khác cùng loại).

    Làm thế nào để làm sai nhanh hơn? Ý tôi không hẳn là như vậy, điều mà bạn thật sự cần biết là ĐỪNG dành thêm thời gian đối với những câu hỏi này. Bạn có thể có khả năng đoán nhanh và chính xác hơn, trong dài hạn, bạn có thể tập trung học kĩ hơn phần bài đó để giải quyết nó tốt hơn.

    Đồng thời cũng phải chú ý những câu hỏi mà luôn giúp bạn ở vị trí “trước thời gian”. Đầu tiên hãy chắc rằng bạn không mắc phải những sai lầm ngớ ngẩn với chúng, làm nhanh không hề tốt nếu bạn “hi sinh” 1 câu hỏi mà bạn có khả năng trả lời. Bạn nên chậm lại đối với vài câu hỏi này để giảm thiểu những sai lầm bất cẩn.

    Nếu bạn tìm thấy phần bài mà mình có khả năng làm nhanh đồng thời chính xác, hãy để ý chúng khi làm bài thi. Giả dụ, bạn có đang bị chậm thời gian, bạn vẫn nên dành ra lượng thời gian trung bình để trả lời những câu hỏi nằm trong thế mạnh của bạn, đừng bỏ qua những câu bạn có khả năng trả lời. Thay vào đó hãy đoán đáp án đối với câu hỏi mà bạn yếu để quay trở lại vòng thời gian an toàn.

    Tham khảo:

    Thông tin khóa luyện thi GMAT tại Clever Academy

    Chiến lược luyện thi GMAT hiệu quả

    Tài liệu GMAT: GMAT Formula Sheet – Bộ Công Thức GMAT từ Kaplan

    Chuẩn bị cho GMAT bằng phương pháp Kaplan tại Clever Academy

    Phát triển “cảm nhận 1 phút”

    Khi làm bài thi thật, bạn không thể xem đồng hồ mỗi khi làm 1 câu hỏi. Bạn có thể phát điên dù chưa hoàn thành bài thi. Vậy bạn nên làm gì?

    Việc bạn cần làm là phát triển khả năng “cảm nhận về thời gian” để bạn có thể đưa ra những quyết định hợp lý và đúng thời gian khi làm bài thi. Hãy cùng xem tại sao và làm thế nào để có được khả năng này, sau đó phát triển nó.

    Tại sao chúng ta cần có “cảm nhận 1 phút”?

    1 khung thời gian quan trọng trong bài thì chính là mốc 1 phút cho mỗi câu hỏi. Đối với phần thi Quant, CR và 1 vài câu hỏi RC, mốc này biểu thị cho nửa khoảng thời gian và có những điều cụ thể mà chúng ta cần phải hoàn thành để hoàn thành được câu hỏi đó chính xác trong vòng 2 phút. Đối với SC và 1 vài câu hỏi RC, mốc thời gian 1 phút biểu thị cho quá trình “thu nạp thông tin”, chúng ta nên gần đến được đích hoàn thành câu hỏi.

    Đối với những câu hỏi 2 phút (Quant, CR và Except hoặc Roman Numeral RC), chúng ta dành ra phút đầu tiên để cố gắng tìm được đáp án đúng. Trong khoảng 1 phút đó, ta cần phải định hướng đúng. Điều này nghĩa là ta cần biết ta đang làm gì, có ý tưởng về những gì cần phải làm tiếp theo và chắc rằng ta có thể giải quyết câu hỏi đó. Nếu ta không có định hướng trong mốc thời gian 1 phút, chúng ta cần chuyển sang phương án khác, đừng “cố gắng” tìm đáp án đúng. Chúng ta dành ra thêm 1 phút để loại trừ các đáp án sai, rồi đoán lấy 1 đáp án và chuyển tiếp.

    Chú ý: Khi bạn đi đúng định hướng làm bài, sẽ không có câu hỏi nào trong đầu bạn hết. Giả dụ khi đó tôi hỏi bạn liệu bạn đang có định hướng đúng hay không, câu trả lời mà bạn đưa ra cho tôi sẽ là: “Có, đừng làm phiền tôi nữa”. Nhưng nếu bạn nói rằng “tôi biết phần này, nhưng không rõ nó sẽ dẫn tới đâu, nhưng thêm 1 chút thời gian nữa thôi tôi sẽ làm được”. KHÔNG. DỪNG LẠI. BẠN ĐANG KHÔNG HỀ CÓ ĐỊNH HƯỚNG ĐÚNG.

    Cuối cùng, đối với những câu hỏi RC thông thường (không phải Except hay Roman Numeral), khung thời gian thông thường là khoảng 1,5 phút. Khi bạn mất 1 phút mà không hề có định hướng gì hết, hãy loại bỏ các đáp án nhanh nhất có thể, Bạn chỉ có rất ít thời gian để quyết định phải loại bỏ cái nào, và bạn không thể dành thêm 1 phút nào cho những điều trên.

    Làm thế nào để phát triển “cảm nhận 1 phút”

    Hãy sử dụng đồng hồ bấm giờ, loại có chức năng lap timing. Khi sử dụng lap timing, khi bạn bấm nút lap, đồng hộ vẫn sẽ tiếp tục chạy và nó sẽ đánh dấu lại mốc thời gian mà bạn nhấn nút. Bạn có thể nhấn nút nhiều lần và thiết bị sẽ ghi lại tất cả những lần ấy và tiếp tục chạy.

    Hãy thử làm 1 set 5-10 câu hỏi quant hoặc CR. Bắt đầu bấm thời gian và che đồng hồ đi để bạn không biết được thời gian đã trôi qua. Hãy chia công việc ra làm 2 phần, khi bạn nghĩ 1 phút đã trôi qua từ lúc bạn bắt đầu, hãy bấm nút. Và khi bạn giải quyết xong vấn đề, hãy bấm lần thứ 2. Hãy tiếp tục làm như vậy cho tới khi bạn hoàn thành set câu hỏi.

    (Lưu ý: nếu bạn hoàn thành câu hỏi trước khi bạn nghĩ đã hết 1 phút, hãy kiểm tra lại. Nếu bạn thực sự làm nhanh như vậy, bạn vẫn có thời gian để kiểm tra. Hãy chắc rằng bạn không mắc những sai lầm đáng tiếc, và khi kiểm tra, bạn vẫn phải bấm nút khi bạn nghĩ rằng 1 phút đã trôi qua từ khi bắt đầu).

    Đối với những câu hỏi 1 phút, trong khoảng từ 45 giây đến 1 phút 15 giây đều tốt. Ngoài khoảng đó ra thì bạn đang quá nhanh hoặc quá chậm. Hãy để ý tiến độ của bạn và áp dụng nó khi bạn làm set câu hỏi tiếp theo. Hầu hết mọi người phải mất 3-4 tuần luyện tập liên tục để phát triển khả năng cảm nhận thời gian khá chính xác.

    Biết cách quay trở lại vòng thời gian an toàn nếu bạn tính toán thời gian sai

    Những điều ta nói phía trên đều chỉ tập trung vào việc mà ta muốn làm. Vậy nếu mọi thứ không như ta muốn? Có hai mức độ đối với việc này: làm gì ngay trong khi bạn đang kiểm tra và làm gì trong quá trình học trước khi thi.

    Làm gì trong khi thi GMAT

    Ngay khi bạn nhận ra vấn đề về thời gian, bạn phải giải quyết nó ngay. Đừng lờ đi và cho rằng nó sẽ ổn thôi; thường là nó sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn thôi.

    Đây là cách để biết rằng bạn đang quá chậm:

    • Bạn đang chậm hơn mức thời gian kì vọng nhiều hơn 1 câu hỏi. Ví dụ, bạn thấy rằng 45 phút đã trôi qua trong bài kiểm tra quant và bạn mới chỉ đang ở câu 12. Bạn đáng ra phải làm tới câu 14 hoặc 15, vậy là bạn đang bị chậm tới 2 câu hỏi
    • Bạn đang chậm hơn mức thời gian kì vọng nhiều hơn 2 phút. Ví dụ bạn kiểm tra thời gian sau khi hoàn thành câu hỏi thứ 20 phần verbal, bạn chỉ còn 33 phút. Đáng ra bạn phải còn 37 phút, vậy là bạn đã chậm 4 phút và bạn cần xử lí nó ngay

    Bạn sẽ cần phải “hi sinh” thứ gì đó để quay trở lại vòng thời gian an toàn, dù không muốn nhưng cũng không còn lựa chọn khác. Bạn chỉ có thể lựa chọn bạn sẽ “hi sinh” cái gì. Đừng bỏ qua những câu hỏi bạn có thể làm. Đừng cho rằng bạn có thể làm những câu hỏi đó nhanh hơn 30 giây để tăng tốc. Bạn đang liều mình với việc mắc phải những lỗi sai ngớ ngẩn, hơn nữa bạn sẽ phải tăng tốc vài lần như vận để bù được 2 phút mà mình đang bị chậm, vậy là bạn đang tự khiến bản thân bỏ qua hàng loạt câu hỏi mà bạn biết cách làm.

    Thay vào đó, khi gặp 1 câu hỏi “điểm yếu”, hãy bỏ qua nó. Chọn 1 đáp án bất kì ngay lập tức và chuyển tiếp. Bạn đã “hi sinh” 1 câu hỏi, nhưng nó là phần mà bạn yếu. Dựa vào loại câu hỏi và độ nhanh mà bạn bỏ qua, bạn đang dần trở lại với vòng thời gian an toàn. Đừng lo lắng nếu bạn gặp 2 câu hỏi “điểm yếu” liên tiếp nhau. Có lẽ bạn sẽ gặp may và đoán trúng 1 câu. Dù trường hợp tồi tệ hơn là sai cả 2 câu, nó cũng sẽ không gây thiệt hại quá lớn cho điểm số của bạn. Bạn vẫn có thể “hồi phục” điểm số của mình vì vẫn còn rất nhiều câu hỏi.

    Vậy còn việc đi quá nhanh thì sao? Nó đơn giản là hoàn toàn ngược lại với trường hợp quá chậm ở trên. Trong trường hợp đó, bạn cần chậm lại 1 chút, vì bạn sẽ dễ dàng mắc phải những lỗi sai không đáng có. Hãy sử dụng “cảm nhận 1 phút”! Nếu bạn sẵn sàng chuyển tiếp trước khi tới 1 phút, thì đó là khoảng thời gian tốt để kiểm tra.

    Nếu khi bài thi kết thúc và bạn nhận ra bạn đã tính toán thời gian hoàn toàn sai lầm. Lúc đó bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ phải quay lại từ đầu bài viết này và luyện tập lại những kĩ năng trên cho tới khi bạn hoàn thiện khả năng cân bằng thời gian của mình hơn.

    Clever Academy (biên dịch)

     


    Đăng ký tư vấn



      Khóa học bạn đang quan tâm

      Clever JuniorTOEICTOEFLIELTSSATACTSSATGREGMATKhác

      Đăng ký học tại Campus (Cơ sở) nào?

      Hà Nội Campus (A20, Dream Station, Tầng 2, UDIC Complex, Hoàng Đạo Thuý, quận Cầu Giấy, Hà Nội)Saigon Campus (Phòng 1681, Lầu 16, Bitexco Financial Tower, 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh)

      Thông tin khác cần tư vấn



      captcha

      Tin đọc nhiều