Dù rằng dịch Covid khiến con đường chinh phục MBA của mọi người gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy nghĩ về điều tích cực là ta có thời gian để chuẩn bị nhiều hơn. Tiếp nối các loạt bài về số dư Remainder, hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục với Tips giải nhanh GMAT Quant Remainder – Kì cuối.
Trong bài viết kì 1, ta đã biết cách viết dạng tổng quát khi có x chia cho a và b có cùng số dư r.
Nếu x chia cho a và b đều dư r thì x chia cho LCM(a,b) (Bội chung nhỏ nhất của a và b) cũng sẽ dư r.
Bây giờ ta cần viết được dạng tổng quát khi có x chia cho a và b được số dư khác nhau.
Nếu x chia cho a và b dư r1 và r2 thì x chia cho LCM(a,b) (Bội chung nhỏ nhất của a và b) sẽ dư r3.
Trong đó, r3 là số nhỏ nhất thỏa được 2 đặc điểm:
The remainder when m is divided by 3 is 1, and the remainder when m is divided by 5 is 3 –> Dạng tổng quát của m là gì?
Bước 1:
m = LCM(3,5) x k + r3
Bước 2:
LCM(3,5) = 15 –> m = 15k + r3
Bước 3: Tìm r3 sao cho r3 chia 3 dư 1, chia 5 dư 3.
Ta cần kể các số chia 5 dư 3 sau đó lấy số đầu tiên trong dãy số thỏa được việc chia 3 dư 1.
(chọn số 5 mà không chọn số 3 vì sẽ kể ít số hơn –> các bạn có thể thử chiều ngược lại để thấy được điều đó)
Dãy số chia 5 dư 3 là: 3, 8, 13, 18, … (chỉ cần cộng 5 vào số trước ta sẽ được số sau trong dãy số)
–> Quan sát thấy 13 chia 3 dư 1 (số đầu tiên trong dãy số)
–> r3 = 13
Tóm lại, m = 15k + 13
Tiếp theo, mọi người hãy cùng giải hai câu hỏi trong ảnh đính kèm có áp dụng công thức 4 ở trên nhé.
Đến đây, mình cũng xin tạm dừng chuyên mục chia sẻ Tips giải nhanh GMAT Quant Remainder. Hẹn gặp lại các bạn trong bài viết kì tới.
Tham gia Facebook Group Hội ôn luyện GMAT, GRE, Apply Cao học để được cập nhật, thảo luận về các chủ đề liên quan ngay!
Giảng viên GMAT Trần Thị Huỳnh Như – Clever Academy