Một học sinh học trên bạn 1 hoặc 2 lớp có điểm GPA trung bình 4.0, một điểm số SAT tuyệt vời và cực kì giàu thành tích ngoại khóa ấn tượng. Bằng tất cả những điều đó, họ đã sẵn sàng để được chấp nhận vào các trường đại học hàng đầu; tự bản thân chúng ta đều nghĩ rằng có một số điểm GPA, SAT hay ACT cao vào hạng top thế giới và các thành tích các hoạt động ngoại khóa sẽ là tấm vé đến liên đoàn Ivy (top các trường ĐH tư thục ưu tú và lâu đời nhất nước Mỹ) hay các trường đại học uy tín khác. Thế nhưng, khi quyết định tuyển sinh được gửi về, họ đã bị sốc khi cái họ nhận được là những lá thư từ chối từ hầu hết các trường mà họ đăng ký.
Bạn đã từng nghe thấy câu chuyện nào như vậy chưa?
Thực ra điều này không còn quá lạ đối với những học sinh xuất sắc đã làm tốt tất cả những gì họ có thể để được chấp nhận tuyển sinh vào những trường đại học hàng đầu quốc gia. Thậm chí điều này còn đang tăng lên, những trường hợp như ví dụ trên cho chúng ta biết rằng tuyển sinh tại các top trường đại học đang dần trở nên cực kì khó cạnh tranh. Kể cả những học sinh có số điểm thi chuẩn hóa cao nhất cùng với điểm trung bình các môn cao tối đa cũng
bị từ chối, vậy thì làm thế nào để bạn có thể được chấp nhận?
Một sai lầm mà rất nhiều học sinh mắc phải đó là tin rằng những số điểm cao hay những vị trí lãnh đạo trong các hoạt động ngoại khóa sẽ đảm bảo cho họ tấm vé vào cửa các top trường đại học. Cụ thể hơn, điểm số cao và các vị trí lãnh đạo trong các câu lạc bộ của trường là rất quan trọng nhưng về cơ bản thì tất cả các học sinh tại các trường đại học hàng đầu của Mỹ đều có điểm số trung bình gần như tuyệt đối, các điểm thi cực cao và có những thành tích lãnh đạo rất ấn tượng trong Mock Trial (phiên tòa giả định – 1 hoạt động ngoại khóa khá phổ biến ở các trường phổ thông, cao đẳng và đại học Mỹ) hay Key Club (là một tổ chức dịch vụ lâu đời và lớn nhất cho học sinh trung học phổ thông, mục tiêu của tổ chức là tăng cường kĩ năng lãnh đạo cho các học sinh và giúp đỡ các học sinh trong cùng câu lạc bộ). Và vấn ở đây là: Ai cũng có đầy đủ các thành tích này.
Điểm trung bình tốt, điểm thi cao và các thành tích ngoại khóa giờ đây đã trở thành một tiêu chuẩn cho các thí sinh đăng ký vào các trường đại học tỉ lệ cạnh tranh cao. Vì lí do này, những học sinh chỉ có một vài điểm khác trong hồ sơ của họ sẽ bị bỏ xa trong cuộc đua của hàng ngàn thí sinh có hồ sơ tương tự. Để có thể tạo ấn tượng với các ban tuyển sinh, học sinh cần tự làm mình nổi bật lên bằng những bài luận độc đáo hoàn toàn khác so với người khác và theo đuổi những hoạt động ngoại khóa đáng chú ý khác biệt so với những hoạt động tại các câu lạc bộ đã được biết đến trước đây. Ngoài ra phải cho ban tuyển sinh thấy được sự độc lập, đam mê và các kĩ năng trong một phạm trù rõ ràng nào đó.
Không còn nghi ngờ gì về việc đăng ký tuyển sinh đang trở nên ngày một cạnh tranh hơn. Điều đó làm cho điều kiện đầu vào tại các trường đại học trong những thập kỉ gần đây chuyển dần từ hệ thống thống kê tính điểm tiêu chuẩn cơ bản trở thành “hệ thống toàn diện” dùng để đánh giá các thí sinh trên diện rộng hơn như: đam mê của họ hay cam kết đóng góp cho xã hội. Hệ thống tuyển sinh toàn diện quan tâm đến nhiều hơn là chỉ các điểm số GPA hay điểm thi và các điểm yếu của bạn trong một số phạm trù có thể được bù đắp bằng những bài luận cá nhân thể hiện quan điểm mạnh mẽ, giải thích cho ban tuyển sinh những tác động ngoại cảnh khó khăn trong cuộc sống đã làm ảnh hưởng đến bạn như thế nào.
Dưới một hệ thống tuyển sinh toàn diện, những giả định và khái niệm cho rằng học sinh với điểm SAT cao hơn sẽ luôn luôn được chấp nhận hơn là học sinh với điểm SAT thấp không còn đúng đắn nữa.
Thay vào đó, những học sinh có thể nêu ra những cam kết đóng góp giúp đỡ của họ cho một cộng đồng không may mắn nào đó hay truyền đạt được đam mê của họ cho một sự nghiệp nhất định và cụ thể có thể dễ được chấp nhận vào các trường đại học bởi vì họ đã tự làm cho họ khác biệt qua việc nhấn mạnh vào những tài năng/đam mê của mình trong hồ sơ đăng ký.
Ngoài ra, những học sinh có thành tích chưa tốt tại trường vì phải trải qua những hoàn cảnh khó khăn nhưng có thể dùng chính những trải nghiệm đó làm điểm nhấn và viết một bài luận cá nhân xuất sắc để giải thích những điểm mạnh của mình cho ban tuyển sinh xem xét cũng có thể là một thí sinh sáng giá.
Khi các trường đại học đưa ra quyết định tuyển sinh, họ không cần thiết phải đánh giá thí sinh nào vượt trổi, nổi bật nhất trong thời điểm hiện tại, mà trong tầm nhìn của họ, họ lựa chọn những thí sinh có tiềm năng đạt được những thành tựu tuyệt vời trong tương lai. Mặc dù có những tranh luận cho rằng ban tuyển sinh không thể dự đoán trước tương lai như vậy được, nhưng càng ngày càng có nhiều cá nhân nhận thức được rằng các nhà lãnh đạo từ những nền giáo dục cao là thước đo tốt hơn là điểm số để dự đoán sự thành công trong tương lai của một học sinh.
Đương nhiên không phải điều đó nói rằng học sinh không thể có 2 điểm mạnh cùng một lúc mà ngược lại một học sinh có thể vừa là học sinh nổi trội vừa có một điểm số cực cao. Tuy nhiên, nếu học sinh đó chỉ có điểm số cao nhưng lại không thể nào giải thích được họ có gì nổi bật ngoài điểm số trong hồ sơ đăng ký và chỉ tập trung vào những thành tựu học tập thì họ đang tự làm họ bị mất lợi thế.
Một xu hướng khác trong tuyển sinh nêu ra ý tưởng rằng một thí sinh được chấp nhận phải là một học sinh đặc biệt hay một học sinh “sắc bén” đang ngày càng trở nên phổ biến. Và cho đến thời gian gần đây, điều này được tin tưởng rộng rãi rằng chìa khóa để vào các top trường đại học là trở nên toàn diện – tức là một học sinh có thể thể hiện được tài năng trình độ hiểu biết rộng trong các lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, những học sinh toàn diện lại được cho rằng là “cái gì cũng biết nhưng lại chẳng biết cái gì”. Như chúng ta đã nhấn mạnh từ trước, các trường đại học đang tìm kiếm những học sinh có khả năng đóng góp cho lĩnh vực mà họ yêu thích một cách có ý nghĩa. Vì lí do không thể tập trung vào một lĩnh vực nhất định nào đó, những học sinh “toàn diện” có thể trở nên bất lợi thế trong quá trình tuyển sinh, kể cả khi hồ sơ của họ nhìn có vẻ cực kì ấn tượng. Những học sinh xuất sắc trong lĩnh vực thể thao, nghệ thuật hay các chương trình ngoại khóa liên quan đến STEM (khoa học, công nghệ, kĩ sư và toán học) dường như là một ứng cử viên hoàn hảo, nhưng thiếu hụt trong sự gắn bó, đam mê đến một lĩnh vực nhất định sẽ là một điểm yếu trong hồ sơ.
Học sinh sinh viên ngày nay được khuyến khích chuyên môn hóa bằng cách tập trung tất cả các hoạt động ngoại khóa và thời gian học tập để theo đuổi một lĩnh vực nhất định. Bằng cách này, họ có thể cho các trường đại học thấy rằng họ có sự thẩm định và đam mê cho lĩnh vực đó để tìm kiếm thành công tại trường và trong sự nghiệp của họ. Một học sinh đã học cực kì nhiều khóa học khoa học nặng, làm những nghiên cứu trong vòng thí nghiệm trong kì nghỉ hè, đạt được nhiều thành tích vinh dự trong kì thi Olympic khoa học được đánh giá là sẽ dễ dàng đạt được thành tựu xuất sắc trong khoa học hơn là học sinh chia thời gian của họ cho các lĩnh vực khoa học, âm nhạc và thể thao mà không có cam kết gắn bó đến một lĩnh vực nào hết.
Kết luận lại, các trường đại học không còn tìm kiếm những học sinh toàn diện, mà thay vào đó là những nhóm toàn diện: một nhóm bao gồm nhiều học sinh có chuyên môn cao cùng với những kinh nghiệm khác biệt và những tài năng cá nhân. Một nhóm được cho là toàn diện khi có những thành viên xuất chúng tại bất cứ một lĩnh vực nào. Bằng cách này, các trường đại học muốn tối ưu hóa tiềm năng xuất chúng trong các lĩnh vực cho các học sinh của họ.
Số lượng thí sinh đăng ký vào các trường đại học top đầu ngày càng tăng lên và tuyển sinh cũng ngày càng trở nên cạnh tranh hơn, các trường đại học phải thay đổi tiêu chuẩn của họ cho phù hợp. Những gì đã tồn tại trong 15, 10 hay 5 năm trước đây không còn là những chiến thuật hiệu quả trong thời buổi hiện tại. Để tạo ra sự khác biệt cho mình thoát ra khỏi hàng ngàn các ứng viên khác, các học sinh cần phải nhấn mạnh những kĩ năng cá nhân đặc biệt trong hồ sơ đăng ký vào các trường đại học trong lĩnh vực ngành nghề chuyên môn mà họ đã chọn. Nhiều khi, tất cả những gì các nhà tuyển sinh cần là một sự quyết tâm theo đuổi lĩnh vực mình đam mê hay một bài luận tạo nên sự khác biệt của bản thân so với những ứng viên khác.
Clever Academy (biên dịch từ Admissionhero)