Bạn có nên thu hồi kết quả thi GMAT?

Đăng ký tư vấn



    Khóa học bạn đang quan tâm

    Clever JuniorTOEICTOEFLIELTSSATACTSSATGREGMATKhác

    Đăng ký học tại Campus (Cơ sở) nào?

    Hà Nội Campus (A20, Dream Station, Tầng 2, UDIC Complex, Hoàng Đạo Thuý, quận Cầu Giấy, Hà Nội)Saigon Campus (Phòng 1681, Lầu 16, Bitexco Financial Tower, 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh)

    Thông tin khác cần tư vấn



    captcha

    Tin đọc nhiều

    Bạn có nên thu hồi kết quả thi GMAT?

    20 Tháng Bảy 2017

     Hiếm khi có thí sinh cảm thấy hài lòng với số điểm GMAT của họ dù nhiều người đồng quan điểm rằng giữa 680 và 700 là đủ tốt để có thể tham gia vào bất kỳ chương trình MBA mà không cần phải đắn đo gì. Tâm lý chung mà nhiều ứng viên thường vướng phải là tập trung quá nhiều vào các yếu tố định lượng. Đơn giản chỉ vì bạn có 750 và một người khác có 700, không có nghĩa là cơ hội của bạn tốt hơn nhiều. Điểm GMAT chỉ là một phần của bộ hồ sơ du học và nhiều thí sinh có điểm GMAT trên 750 đã phải chấp nhận sự thật này tương đối khó khăn bởi toàn bộ kỳ vọng của họ đặt vào điểm GMAT dường như không quyết định tuyệt đối được việc họ có được nhận ngay vào trường hay không. Đối với Top 10 trường hàng đầu, GMAT thường chỉ là điều kiện cần. Do vậy bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định đăng ký thi lại. Thông thường, việc thi lại không phải là chiến lược đúng đắn.

    GMAT score

    Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Tổ chức GMAC (xem file đính kèm bên dưới), việc thu hồi kết quả và đăng ký thi lại thường mang lại giá trị. Trung bình, một người có thể đạt được 30 điểm bằng việc tham gia thi lại. Điều này có thể được giải thích bằng việc các thí sinh cảm thấy thoải mái hơn, thích nghi tốt hơn với với môi trường, đoán định được điều gì sẽ xảy ra, có được sức chịu đựng và kỹ năng quản lý thời gian thành thạo hơn.

    Nếu cảm thấy hoang mang không biết nên quyết định thế nào, các bạn hãy nghiên cứu một số gợi ý sau đây nhé.

     Những trường hợp bạn có thể cân nhắc thi lại:

    • Điểm chênh lệch giữa GMAT và GMAT Prep là 50 điểm trở lên.
    • Điểm GMAT ước tính ban đầu và điểm GMAT thi thực tế chênh nhau từ 50 điểm trở lên.
    • Điểm chuẩn đầu vào của ngôi trường bạn muốn nhập học cao hơn điểm thi GMAT thực tế của bạn từ 50 điểm trở lên.
    • Bạn có một sự mất cân đối đáng kể giữ 2 phần thi. Ví dụ, Q50, V25, tổng được 640.
    • Bạn cần một số điểm cao hơn để nhận được học bổng (có khá nhiều trường cấp học bổng từng phần dựa trên điểm thi GMAT)
    • Bạn có thêm 1 đến 2 tháng để ôn tập thêm và gia tăng điểm số. Khoảng thời gian này bạn đừng tập trung đến việc viết luận hay chỉn chu hồ sơ, mà hãy dành 3 tiếng hàng ngày để “cày” lại GMAT.
    • Điểm các phần thi không cân nhau. Bạn có tổng điểm GMAT tương đối cao nhưng điểm phần thi Verbal lại thấp hơn nhiều so với điểm phần thi Quant, đây là trường hợp khá phổ biến đối với những thí sinh học ngành kỹ thuật và công nghệ thông tin.

    Những trường hợp bạn không nên thi lại:

    • Bạn ở trong khoảng chênh lệch 50 điểm so với điểm số GMAT trung bình của trường (trong trường hợp này tốt nhất là bạn nên dành tâm hoàn thiện lại hồ sơ xin học của mình hoặc trừ khi bạn có một thêm thời gian để luyện tập để có thêm 30 điểm, đây cũng có thể là một sự gia tăng xứng đáng).
    • Bạn đã học thi không thể kỹ hơn được nữa, bạn thực sự kiệt sức với đống tài liệu và bài vở trước đó.
    • Bạn còn khá ít thời gian để chuẩn bị cho việc nộp hồ sơ. Tốt hơn hết là bạn nên dành thời gian để hoàn thiện, chỉn chu lại bộ hồ sơ của mình thay vì nặng nề điểm thi GMAT. Hầu hết các trường Top 10 đến 20 đều không quá chú trọng đánh giá các thi sinh dựa trên điểm số GMAT, theo thống kê, họ thâm chí đã từ chối rất nhiều các thí sinh có điểm GMAT 770, nên bạn hãy bình tĩnh nhé, đừng vội thất vọng.
    • Bạn đã thi được trên 700 rồi.

    Một số lời khuyên quan trọng bạn cần tham khảo trước khi quyết định thi lại GMAT:

    • Lên kế hoạch ôn tập thật rõ ràng chi tiết. Viết ra những việc bạn cần học mỗi ngày, lập mục tiêu cụ thể và tập trung hết sức vào nó. Thời gian rất quan trọng, bạn hãy cân đối nó chính xác, hiệu quả để nó giúp bạn gia tăng được năng lực hơn nữa và dành được điểm cao.
    • Một trong những chìa khóa thành công đối với việc thi lại GMAT, đó là bạn phải lấy lại phong độ và sự tự tin khi làm bài của mình. Đừng cố gắng “chiến đấu” với những đề luyện khó, hãy tập trung vào những thế mạnh sẵn có của bạn, nó sẽ giúp bạn thực hiện bài thi tốt hơn. “Rome was not built in one day. Small victories will win the war.” Do vậy, dù bạn đang có số điểm Q45 và V28 thì lựa chọn mục tiêu sáng suốt nhất vẫn nên là tăng Q48 hoặc 49 trước khi lao mình vào các đề luyện khó về Verbal.
    • Hãy học tập trong tâm thế thoải mái, đừng quá dồn ép bản thân nếu bạn chưa thực sự thích nghi với những dạng bài khó hơn trước đây.
    • Đảm bảo rằng bạn đã ôn tập thật kỹ lưỡng những tài liệu mình đã dùng trước đây.
    • Sách, tài liệu học – hãy chắc chắn rằng bạn đang sử dụng những nguồn học liệu chất lượng và hiệu quả nhất.
    • Có lối sống khỏe mạnh, chăm sóc bản thân nhiều hơn – ăn ngủ điều độ đúng giấc, vui chơi ít đi và dành thời gian để tập thể dục nâng cao thể chất. Có một thể trạng tốt, cũng là yếu tố giúp bạn học tập tốt hơn, tiếp thu nhanh hơn.
    • Đọc sách, báo thật nhiều, nó sẽ giúp bạn cải thiện các kỹ năng làm bài trong các phần thi RC và SC.
    • Liệt kê những điểm yếu bạn từng mắc phải, tập trung vào nó, cải thiện nó, từ đó những phần bạn từng bị mất điểm trong lần thi tiếp theo sẽ không còn là nỗi ám ảnh bạn nữa.

    Clever Academy

    Các bài viết liên quan:


    Đăng ký tư vấn



      Khóa học bạn đang quan tâm

      Clever JuniorTOEICTOEFLIELTSSATACTSSATGREGMATKhác

      Đăng ký học tại Campus (Cơ sở) nào?

      Hà Nội Campus (A20, Dream Station, Tầng 2, UDIC Complex, Hoàng Đạo Thuý, quận Cầu Giấy, Hà Nội)Saigon Campus (Phòng 1681, Lầu 16, Bitexco Financial Tower, 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh)

      Thông tin khác cần tư vấn



      captcha

      Tin đọc nhiều