Khi nộp hồ sơ vào cao học, bạn có xu hướng chỉ tập trung – hoặc tập trung quá nhiều – vào điểm bài thi GMAT. Bởi sau tất cả, điểm GMAT cao hay thấp đều nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Nhưng bất kỳ và hầu hết mọi phần của hồ sơ ứng tuyển cao học đều rất có ích. Thư Giới thiệu (Letter of Recommendation) là cực kì quan trọng khi nói tới kĩ năng làm việc và đạo đức nghề nghiệp của bạn – những thứ không thể chứng minh chỉ bằng số điểm GMAT được.
Nếu cảm thấy khó khăn, hoặc tệ hơn, ngại ngùng để tìm người có thể viết thư giới thiệu “hoành tráng” cho mình, đặc biệt nếu bạn không cảm thấy mình thân thiết với bất kỳ giáo viên nào trong trường. Có lẽ hầu hết các lớp của bạn đều quá lớn để có thể tạo mối quan hệ thân thiết với các thầy cô giáo, hoặc có thể bạn theo học nhiều ngành khác nhau nên không bao giờ học cùng 1 giáo viên 2 lần. Với lí do gì đi chăng nữa, thì đây là mối quan ngại vô cùng lớn mà các sinh viên khác -cũng như bạn- đang gặp phải.
Sau đấy là một số lời khuyên để vượt qua rào cản này và có được lá thư giới thiệu “hoành tráng” từ bất kỳ giáo viên nào.
Trước khi lên kế hoạch đi xin thư giới thiệu, hãy chắc chắn rằng bản tóm tắt cá nhân của bản thân đã được cập nhật và bạn đang có sẵn bảng điểm mới nhất của mình. Ngoài ra, viết một đoạn giới thiệu ngắn về bản thân miêu tả các tính cách nổi bật không được nhắc tới trong bản tóm tắt cá nhân hay bảng điểm của bạn.
Ví dụ, nếu bạn hoạt động tích cực trong các tổ chức, thực tập hoặc các hoạt động ngoại khoá, hãy viết về chúng. Viết chi tiết về cách những hoạt động trên ảnh hướng như thế nào, bạn đã cống hiến những gì và những kĩ năng nào đã được rèn luyện. Việc này giúp các giáo viên – những người không biết rõ về bạn – có thể hiểu bạn hơn.
Bắt đầu xin thư giới thiệu từ các giáo viên nhiều tháng trước hạn nộp hồ sơ. Các giáo viên có lịch làm việc bận rộn, nên hãy chắc chắn rằng bạn nắm rõ về ngày của hạn nộp đơn, chi tiết hơn là chúng sẽ được gửi tới đâu và tới ai.
Việc liên hệ trước với giáo viên không chỉ là phép lịch sự thông thường, nhưng chúng cũng sẽ giảm thiểu nhiều căng thẳng, cho phép bạn chú tâm vào những vấn đề khác quan trọng hơn trong quá trình nộp hồ sơ cao học của mình.
Điều đầu tiên các giáo viên thường hỏi khi bạn yêu cầu thư giới thiệu là “Lá thư này là về cái gì?”. Khi bạn trả lời, hãy nói chi tiết hơn là “um, để em có thể nộp hồ sơ vào các trường kinh doanh.”
Hãy nghĩ về lý do vì sao bạn lại muốn đăng ký vào các trường kinh doanh.
Nếu bạn chưa làm được điều này, nghĩ về ý định thực sự và động lực lâu dài là thứ mà bạn nên làm. Hãy nghĩ ra những lí do rõ ràng để theo đuổi mục tiêu này và chia sẻ chúng với giáo viên của bạn khi tới gặp họ. Điều này giúp họ có thể viết thư giới thiệu dựa trên những lí do cá nhân và chính đáng về việc vì sao bạn lại muốn theo học tại trường kinh doanh.
Sau khi bạn yêu cầu thư giới thiệu, hãy nhớ kiểm tra lại với giáo viên định kỳ. Ngay lập tức sau khi bạn hỏi trực tiếp, theo sát quá trình bằng cách gửi một email “cảm ơn” cho thời gian và sự quan tâm của họ. Nếu bạn không có thông tin gì trong vòng 2 tới 3 tuần, phụ thuộc vào thời gian giáo viên thông báo sẽ hoàn thành thư giới thiệu (ghi nhớ, cho họ thật nhiều thời gian!), hãy gửi email nhắc nhở lịch sự, bao gồm các thông tin quan trọng – và cả hạn nộp đơn – để thuận tiện cho họ. Nhớ rằng, họ đang giúp bạn, nên hãy làm mọi thứ có thể để họ cảm thấy dễ chịu nhất. Đừng quên phải cảm ơn họ một lần nữa vào cuối mỗi lá thư.
Có một khoảng cách giữa lời nhắc nhở lịch sự và quấy rầy, nên hãy chú ý vào lời văn và gửi email cách nhau 2 3 tuần. Khi họ hoàn thành thư giới thiệu, hãy gửi tới họ thiệp cảm ơn. Đối với cử chỉ cuối cùng này, thư viết tay là tốt hơn so với các email và tốt hơn hết bạn nên đưa trực tiếp.
Cuối cùng, khi bạn quyết định sẽ chọn trường hoặc công việc nào đó, đừng quên thông báo cho những giáo viên đã viết thư giới thiệu cho mình. Họ dành thời gian để giúp đỡ bạn và họ muốn biết kết quả và dự định tương lai của bạn. Đó là lời cảm ơn giá trị nhất mà họ có được từ học sinh của mình.
Clever Academy (biên dịch)