Những từ vựng thông dụng trong ngành Khách sạn

Đăng ký tư vấn



    Khóa học bạn đang quan tâm

    Clever JuniorTOEICTOEFLIELTSSATACTSSATGREGMATKhác

    Đăng ký học tại Campus (Cơ sở) nào?

    Hà Nội Campus (A20, Dream Station, Tầng 2, UDIC Complex, Hoàng Đạo Thuý, quận Cầu Giấy, Hà Nội)Saigon Campus (Phòng 1681, Lầu 16, Bitexco Financial Tower, 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh)

    Thông tin khác cần tư vấn



    captcha

    Tin đọc nhiều

    Những từ vựng thông dụng trong ngành Khách sạn

    20 Tháng Bảy 2017

    Có rất nhiều sinh viên tìm việc làm trong ngành Hospitality để kiếm thêm thu nhập cho mình. Thực tế rằng đây là một ngành công nghiệp tuyệt vời để bạn tìm kiếm cơ hội làm việc và cải thiện khả năng tiếng Anh của mình. Muốn gây ấn tượng với khách ngay tại khu tiền sảnh, bạn cần nhân viên có thái độ thân thiện, có khả năng giao tiếp đa ngôn ngữ để đáp ứng  mọi nhu cầu khách hàng của khách sạn.

    hospitality

    Cho dù bạn quyết định làm việc ngắn hạn ở ngành Hospitality hay xem xét nó là một công việc dài hạn cho tương lai thì đây luôn là một công việc rất thú vị. Ngành này là nơi mà chắc chắn bạn sẽ gặp được rất nhiều người và tích lũy được một lượng lớn kinh nghiệm thông qua công việc. Để giúp bạn vững bước trên con đường đã chọn, sau đây là tổng hợp list từ vựng cơ bản về ngành Hospitality.

    Catering – Cung cấp thực phẩm

    Là ngành cung cấp dịch vụ ăn uống cho những vùng hoặc địa điểm xa như khách sạn, quán rượu, hay những địa điểm khác.

    Dưới đây là danh sách những lĩnh vực cấu thành nên những cấu trúc lớn hơn của các tổ chức Hospitality:

    Food & Beverage – Thực phẩm và nước giải khát

    Thực phẩm & nước giải khát ( F&B ) là ngành công nghiệp thuộc cơ cấu khách sạn, chuyên biệt về sản xuất và phân phối đồ ăn và đồ uống. Hầu hết các nhân viên F&B làm việc trong khách sạn, khu nghỉ dưỡng, sòng bạc và làm trong nhà hàng hoặc những quán bar.

    Bếp ( Kitchen )

    Không những là từ thông dụng để chỉ “trái tim” của mọi ngôi nhà, nó còn được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp Hospitality. Bếp thường được bố trí trong một căn phòng hoặc một khu vực để nấu và chuẩn bị các món ăn. Với quy mô lớn hơn, khu vực bếp có thể được sử dụng với không gian rất rộng và được quản lý hiệu quả bởi những nhân viên với những vai trò hoàn toàn riêng biệt.

    Reception & Guest ralation – Tiếp tân và quan hệ khách hàng

    Nhân viên lễ tân khách sạn là người làm việc tại quầy lễ tân của khách sạn, nhiệm vụ của họ là tiếp đón và hỗ trợ khách. Nhân viên lễ tân thường chịu trách nhiệm cho hầu hết mọi việc: từ việc giúp mọi người đặt phòng để quản lý những phòng sẵn có, đến việc phát chìa khóa và giải quyết bất kì vấn đề phát sinh nào trong suốt quá trình lưu trú. Trong hầu hết trường hợp, họ sẽ là những người đầu tiên mà khách sẽ tiếp xúc ngay khi vào khách sạn, vì thế không hề sai khi nói tiếp tân là bộ mặt của bất kì khách sạn nào.

    Front of the house – Tiền sảnh

    Bộ phận này bao gồm tất cả các khu vực và phòng ban có nhân viên nói chuyện trực tiếp với khách, nó cũng gồm những vị trí như chủ nhà, tiếp tân, thu ngân, nhân viên quán bar và nhân viên trực.

    Human resources – Phòng nhân sự

    Bộ phận thuộc tổ chức hay doanh nghiệp này có nhiệm vụ giám sát, thuê, và đào tạo nhân viên. Đây luôn là một phòng ban quan trọng trong ngành công nghiệp này bởi vì có hàng ngàn quy chuẩn về nhãn hiệu, vệ sinh, và các quy tắc an toàn.

    Housekeeping – Quản lý giám sát

    Nhân viên ở phòng ban này đảm nhiệm các công việc vệ sinh, đảm bảo rằng khách cảm thấy thoải mái với chất lượng của phòng khách sạn.

    Sales & Marketing – Bán và tiếp thị 

    Bộ phận này nhận quá trình lên kế hoạch và xử lý các ý tưởng sản phẩm, giá cả, việc quảng bá sản phẩm và tiếp nhận ý tưởng mới của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để làm hài lòng khách/ khách hàng và các đối tượng tiềm năng của tổ chức trong quá trình mua bán, trao đổi.

    Security – An ninh

    Trong ngành công nghiệp khách sạn quốc tế, vấn đề an toàn, an ninh của khách và nhân viên rất được chú trọng. Nếu bạn tin tưởng một khách sạn để nghỉ dưỡng dài ngày mà không cần quan tâm đến đồ đạc của bạn, chắc chắn khách sạn sẽ phải làm cho bạn thấy tin tưởng và thoải mái. Để đảm bảo, an ninh bao gồm lý lịch nhân viên, nhận dạng vân tay, camera an ninh, khóa an toàn, bảo vệ và một số phương thức ẩn mà khách không được biết.

    Maintainance – Duy trì & Bảo dưỡng

    Phòng ban duy trì và bảo dưỡng chịu trách nhiệm duy trì máy móc và trang thiết bị ở điều kiện làm việc tốt nhất. Ví dụ như điều hòa không hoạt động, nó sẽ khiến cho khách có những trải nghiệm không tốt, thế nên bộ phận này luôn muốn đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru và khắc phục mọi sự cố nhanh nhất có thể.

    Hygiene and Food safety – Vệ sinh và an toàn thực phẩm

    Thuật ngữ này chỉ việc xử lý, chuẩn bị và bảo quản thực phẩm để thực phẩm không bị hỏng. Những doanh nghiệp, công ty thực phẩm sẽ phải luôn đảm bảo đồ ăn luôn luôn chất lượng và an toàn để thưởng thức. Một phần của công đoạn này bao gồm việc giữ lại các bản ghi chép về xuất xứ thực phẩm để khi cần thiết họ sẽ đưa ra được bằng chứng về độ an toàn thực phẩm. Việc này bắt nguồn từ công đoạn truy dấu thực phẩm, nó bao gồm cả số quy chuẩn phải tuân theo để tránh các mối nguy về sức khỏe có thể tồn tại trong thực phẩm.

    Dưới đây là danh sách những từ khác về tính cách và đặc điểm cá nhân, điều rất quan trọng trong tất cả mọi công việc và vị trí ở trong lĩnh vực này nói riêng và các nghề nghiệp khác nói chung:

    Customer service orientation – Định hướng dịch vụ khách hàng

    Được định hướng có nghĩa là đặt vào một vị trí cụ thể. Một doanh nghiệp định hướng dịch vụ khách hàng tin tưởng ràng khách hàng của họ đóng vai trò rất quan trọng và chỉ đạo mọi hoạt động để đảm bảo khách hàng cảm thấy thoải mái. Các doanh nghiệp thành công bao gồm các nhân viên luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác và luôn làm tất cả những gì có thể để làm hài lòng khách hàng. Họ giải quyết nhu cầu và lắng nghe góp ý của khách để duy trì phong thái lịch sự.

    Attention to detail – Chú ý đến từng chi tiết

    Người luôn để ý đến những chi tiết thường được tập trung vào các tổ chức để đảm bảo mọi thứ được hoàn thành một cách cẩn thận. Kĩ năng quan trọng riêng biệt khác khi nhìn vào bức tranh toàn cảnh, bao gồm việc suy nghĩ về chiến lược dài hạn. Những nhân viên nổi bật hay quản lý khách sạn là người luôn quan tâm đến các chi tiết và khả năng suy nghĩ cho những kế hoạch lâu dài.

    Sociability  – Tính cách hòa đồng

    Những người hòa đồng thì luôn muốn tương tác với những người khác, trong khi những người kém hòa đồng hơn lại muốn môi trường đơn lẻ. Ngành du lịch chắc chắn là nơi làm việc mà bạn cần tương tác với mọi người và luôn vui vẻ với họ bất kể tâm trạng của bạn ngày hôm đó như thế nào. Mỉm cười và nói chuyện với mọi người là một cách tuyệt vời để làm tốt mọi công việc trong ngành công nghiệp này.

    Clever Academy

    Các bài viết liên quan:


    Đăng ký tư vấn



      Khóa học bạn đang quan tâm

      Clever JuniorTOEICTOEFLIELTSSATACTSSATGREGMATKhác

      Đăng ký học tại Campus (Cơ sở) nào?

      Hà Nội Campus (A20, Dream Station, Tầng 2, UDIC Complex, Hoàng Đạo Thuý, quận Cầu Giấy, Hà Nội)Saigon Campus (Phòng 1681, Lầu 16, Bitexco Financial Tower, 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh)

      Thông tin khác cần tư vấn



      captcha

      Tin đọc nhiều