8 lầm tưởng phổ biến về GMAT và sự thật đằng sau chúng

Đăng ký tư vấn



    Khóa học bạn đang quan tâm

    Clever JuniorTOEICTOEFLIELTSSATACTSSATGREGMATKhác

    Đăng ký học tại Campus (Cơ sở) nào?

    Hà Nội Campus (A20, Dream Station, Tầng 2, UDIC Complex, Hoàng Đạo Thuý, quận Cầu Giấy, Hà Nội)Saigon Campus (Phòng 1681, Lầu 16, Bitexco Financial Tower, 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh)

    Thông tin khác cần tư vấn



    captcha

    Tin đọc nhiều

    8 lầm tưởng phổ biến về GMAT và sự thật đằng sau chúng

    27 Tháng Năm 2022

    8 lầm tưởng phổ biến về GMAT và sự thật đằng sau chúng

    GMAT là một phần không thể thiếu trong quy trình đăng ký vào trường kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn còn một số điều mà đa số người đang ôn tập GMAT có thể chưa hiểu đúng về kì thi này. Hãy cùng Clever Academy khám phá 8 lầm tưởng phổ biến về GMAT và sự thật đằng sau chúng nhé!

    Lầm tưởng #1: 5-10 câu hỏi đầu tiên là quan trọng nhất

    Sự thật là 5 hoặc 10 câu hỏi đầu tiên không quan trọng hơn các câu hỏi còn lại vì bài thi có tính thích ứng với máy tính. Kỳ thi liên tục cố gắng điều chỉnh độ khó của các câu hỏi. Vì vậy, điểm được tính dựa trên hiệu suất của bạn trong suốt phần thi, không chỉ dựa trên 5 đến 10 câu hỏi đầu tiên. Nếu bạn dành quá nhiều thời gian cho những câu đầu tiên, bạn bị áp lực căng thẳng vì thiếu thời gian cho những phần tiếp theo – và điều đó có thể có tác động tiêu cực lớn hơn đến điểm số.. 

    Bạn có thể cố gắng hoàn thành tốt 5-10 câu đầu tiên trong khoảng thời gian được phân chia hợp lý để có thể hoàn thành tất cả câu hỏi của bài thi. 

    Lầm tưởng #2: Số câu trả lời đúng càng nhiều thì điểm càng cao

    Nhiều kỳ thi tính điểm cuối cùng của bạn dựa trên số lượng câu hỏi bạn trả lời đúng. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác với GMAT. Thuật toán phức tạp của GMAT đang hoạt động để tính điểm của bạn mỗi khi bạn trả lời một câu hỏi. Điểm đó dựa trên mức độ khó của từng câu hỏi và câu trả lời của bạn. Vì thế, hai thí sinh có thể trả lời đúng số câu hỏi giống nhau nhưng nhận được số điểm rất khác nhau. Đừng nản lòng vào ngày kiểm tra nếu bạn trả lời sai một số câu hỏi! Điểm của bạn được đánh giá còn dựa vào độ khó của câu hỏi, không chỉ dựa vào số lượng.

    Lầm tưởng #3: GMAT yêu cầu kiến thức Toán nâng cao

    8 lầm tưởng phổ biến về GMAT và sự thật đằng sau chúng

    Chắc chắn có một số chuyên đề toán học mà bạn cần học và nghiên cứu để ôn thi. Nhưng hầu hết chỉ yêu cầu kiến ​​thức Toán ở cấp trung học phổ thông. GMAT quan tâm hơn đến khả năng áp dụng logic, lập luận và các kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn.

    Đôi khi kiến thức Toán bạn gặp phải trong khi chuẩn bị cho GMAT có vẻ mới. Nhưng thường là do bạn đã không sử dụng trong một thời gian rất dài hoặc có lỗ hổng kiến thức trong quá trình bạn còn đi học. Kiến thức cơ bản về số học, đại số và hình học và một chút thống kê là nền tảng thực sự tốt để thành công trong phần Quant. Một số chủ đề nâng cao hơn như xác suất và phương pháp đếm, nhưng những chủ đề đó xuất hiện trong một số lượng câu hỏi tương đối nhỏ.

    Tuy nhiên, phần GMAT Quant có thể phức tạp hơn nhiều so với các lớp toán trung học! Một lý do là nó được trình bày dưới dạng các bài toán đố, vì vậy thí sinh cần phải thêm yếu tố đọc hiểu vào kinh nghiệm làm toán của mình. Bài kiểm tra cũng tăng độ khó của một câu hỏi bằng cách thêm các lớp phức tạp. Vì vậy, bản thân chủ đề không nâng cao hơn, nhưng bạn phải thực hiện thêm một số bước và sắp xếp thông tin để tìm câu trả lời. 

    Lầm tưởng #4: Học các câu hỏi khó là cách duy nhất để cải thiện điểm số

    Nếu bài kiểm tra đưa ra những câu hỏi khó hơn và bạn làm đúng, thì điểm số sẽ được cải thiện. Vì vậy, một số bạn chỉ thích học những câu hỏi khó và rất khó với hy vọng đạt điểm cao nhất.Trong thực tế, nhiều thí sinh thậm chí không thể tiếp cận đến các câu hỏi khó nhất trong ngày kiểm tra. Bạn sẽ không nhận được các câu hỏi có độ khó cao nếu bạn không trả lời chính xác các câu hỏi có độ khó thấp và trung bình. Vì vậy, việc tập trung nghiên cứu những câu hỏi cấp cao đó có thể lãng phí thời gian nếu bạn thiếu kỹ năng trả lời các câu hỏi dễ hơn.

    Thay vào đó, tốt nhất bạn nên xác định những điểm yếu của mình và khắc phục những điểm yếu đó. Xác định lỗ hổng trong kiến ​​thức của bạn, xây dựng chiến lược cho các loại câu hỏi khó, cải thiện tốc độ hoặc học cách nhận biết và tránh các lựa chọn câu trả lời có bẫy. Một cách tuyệt vời để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của mình là ghi nhật ký lỗi GMAT trong khi luyện tập. Tìm những câu hỏi có độ khó thấp mà bạn đang gặp khó khăn và nghiên cứu các kỹ năng cần thiết để cải thiện chúng. Sau đó, hãy chuyển mức độ khó lên từng chút một khi bạn cải thiện.

    Lầm tưởng #5: Nhận được một câu hỏi dễ có nghĩa là câu hỏi trước đó đã làm sai

    GMAT là một kỳ thi thích ứng với máy tính có nghĩa là mức độ khó của câu hỏi tiếp theo dựa trên các câu hỏi bạn đã trả lời đúng và sai trước đó. Vì vậy có một lầm tưởng phổ biến về GMAT là nhận được 1 câu hỏi dễ hơn luôn có nghĩa là bạn đã làm sai câu trước.

    Đôi khi bạn thấy câu hỏi này dễ trong khi thực sự bài kiểm tra xếp nó ở mức độ khó tương đương hoặc cao hơn. Có khả năng bạn cảm thấy dễ hơn vì kiến ​​thức và kỹ năng cá nhân của bạn. Hoặc trong một số trường hợp, bài thi có thể thêm các câu hỏi bổ sung chưa được kiểm tra vào phần của bạn để họ có thể thử chúng cho các kỳ thi trong tương lai.

    Bạn không thể quay lại câu trước nên việc quá chú ý đến một câu hỏi dễ hơn hay khó hơn không giúp được gì mà còn gây ra căng thẳng. Vì vậy, hãy tiếp tục làm hết sức mình các câu hỏi còn lại trong kỳ thi, không để tâm trí suy đoán điểm số và làm bạn phân tâm khỏi câu hỏi trước mặt.

    Lầm tưởng #6: Điểm Verbal và Quant là như nhau

    Cả phần Verbali và Quant có thang điểm 51 như nhau. Vậy điểm 41/51 Quant có giống với điểm 41/51 Verbal? Thông tin chính mà chúng ta cần lưu ý ở đây là điểm trung bình thực tế. Trên thang điểm từ 6 đến 51, bạn sẽ ở mức “trung bình” nếu bạn đạt được khoảng 41 điểm Quant và khoảng 27 điểm Verbal. Đó là một sự khác biệt rất lớn! Mỗi điểm được ghép với một xếp hạng phần trăm GMAT. Bạn có thể so sánh tỷ lệ phần trăm trực tiếp giữa các phần. Điều đó cho bạn biết bạn đã đạt điểm cao như thế nào so với tất cả những người tham gia kỳ thi. 

    Theo dữ liệu được năm 2018-2020 (nguồn: GMAC), điểm số 41 Quant nằm ở 37%, vì vậy bạn đã làm tốt hơn khoảng một phần ba những người dự thi khác. Ngược lại, điểm 41 Verbal xếp ở 94%, cực kỳ cao! Bạn nằm trong top 5-6% trong tất cả các điểm GMAT Verbal.

    Lầm tưởng #7: Điểm cao là cách duy nhất để vào trường kinh doanh mà bạn mong ước

    8 lầm tưởng phổ biến về GMAT và sự thật đằng sau chúng

    Điểm GMAT, điểm trung bình là những yếu tố quan trọng. Bạn nên biết điểm số mình cần (phạm vi điểm GMAT của những người được chấp nhận) để trở thành ứng viên cạnh tranh. Nhưng trên thực tế, hội đồng tuyển sinh sẽ dựa vào nhiều yếu tố trong đơn đăng ký khi quyết định xem bạn có phù hợp với trường hoặc chương trình học hay không, ví dụ như quá trình học tập, hoàn cảnh cá nhân… Mục tiêu của tuyển sinh là dự đoán sinh viên nào có khả năng thành công cao trong chương trình học. Điểm kiểm tra có thể dự đoán sự thành công ở một mức độ nào đó, nhưng chúng không nói lên tất cả. 

    Lầm tưởng #8: GMAT khó hơn GRE

    Một trong những lầm tưởng phổ biến về GMAT là GMAT khó hơn GRE. Nhưng trên thực tế, kỳ thi nào “dễ hơn” thực sự phụ thuộc vào ý kiến riêng của mỗi người. Hãy dành một chút thời gian để nghiên cứu các yêu cầu của các trường và chương trình bạn định đăng ký. Nếu trường chấp nhận cả 2 bài thi để đăng ký nhập học, hãy tìm ra kỳ thi nào dễ dàng hơn cho mình bằng cách tìm hiểu cấu trúc của mỗi bài thi, thử làm bài kiểm tra có độ dài đầy đủ và so sánh thứ hạng phần trăm. 

    Clever Academy hân hạnh được đồng hành cùng bạn trên con đường trau dồi kiến thức để chinh phục GMAT và thực hiện ước mơ du học bậc sau đại học. Tham khảo về các chương trình luyện thi GMAT của chúng tôi tại đây.


    CLEVER ACADEMY


    Đăng ký tư vấn



      Khóa học bạn đang quan tâm

      Clever JuniorTOEICTOEFLIELTSSATACTSSATGREGMATKhác

      Đăng ký học tại Campus (Cơ sở) nào?

      Hà Nội Campus (A20, Dream Station, Tầng 2, UDIC Complex, Hoàng Đạo Thuý, quận Cầu Giấy, Hà Nội)Saigon Campus (Phòng 1681, Lầu 16, Bitexco Financial Tower, 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh)

      Thông tin khác cần tư vấn



      captcha

      Tin đọc nhiều