Các dạng câu hỏi

Các dạng câu hỏi

Phần ngôn ngữ

Phần ngôn ngữ có 3 dạng câu hỏi cơ bản. 2 dạng tập trung chủ yếu vào vốn từ vựng, phần còn lại sẽ về đọc hiểu.

Câu hỏi về Text Completion yêu cầu thí sinh phải  lựa chọn từ/cặp từ để điền vào chỗ trống trong câu làm cho câu hoàn chỉnh nhất. Đề bài thường xen kẽ các câu có 1 ô trống và câu có 2 ô trống tương ứng với mỗi câu là 5 đáp án chọn lựa. Để đạt được điểm của từng câu, thí sinh phải điền đúng tất cả các từ trong câu hỏi đó. Những câu hỏi thuộc dạng này yêu cầu thí sinh phải có vốn từ vựng phong phú, dồi dào cùng với kỹ năng đọc hiểu ngữ cảnh trong câu.

Về dạng câu hỏi Sentence Equivalence, thí sinh phải chọn 2 từ cùng nghĩa để điền vào chỗ trống để câu có thể có cùng một ý nghĩa khi sử dụng 1 trong 2 lựa chọn này.

Về phần đọc hiểu, một đoạn văn ngắn (400-600 từ) sẽ xuất hiện ở phần bên trái màn hình và câu hỏi sẽ ở phần bên phải. Khi bạn trả lời câu hỏi, đoạn văn sẽ được giữ nguyên và thí sinh sẽ được hỏi một câu hỏi khác, thông thường từ 3 tới 5 câu hỏi. Bạn có thể được yêu cầu tìm ra ý chính, mục đích chính của đoạn văn, hoặc thái độ của tác giả; tìm hiểu chi tiết về một vấn đề cụ thể; hoặc diễn giải một lập luận dựa trên một ý của bài đọc. Nhưng tất cả các thông tin mà thí sinh cần để trả lời câu hỏi đều có sẵn trong bài đọc.

Phần định lượng toán học

Phần thi Định lượng toán học của GRE tập trung vào 4 dạng kiến thức cơ bản của môn đại số, hình học, và phân tích dữ liệu ở chương trình phổ thông và giải quyết được các bài toán, không kiểm tra kiến thức toán cao cấp hay tính toán phức tạp. Các câu hỏi thường được diễn đạt phức tạp và có phần khó hiểu.

Có 3 dạng toán cơ bản:

Trong các câu hỏi giải quyết vấn đề, thí sinh sẽ lựa chọn đáp án đúng trong 5 lựa chọn. Các câu hỏi dạng này có thể liên quan tới tính toán, giải phương trình, phân tích hình học, hoặc các kỹ năng toán học khác. Phần phân tích dữ liệu sẽ yêu cầu thí sinh trả lời câu hỏi về đồ thị hoặc biểu đồ. Thông thường, thí sinh cần quan sát kỹ lưỡng đến các biểu đồ và hình học để trả lời chính xác câu hỏi, mặc dù một số câu chỉ đòi hỏi tính toán đơn giản.  Đối với loại câu hỏi này, đáp án được trình bày theo 3 cách khác nhau. Ngoài những câu hỏi trắc nghiệm với 5 đáp án cho sẵn, thí sinh có thể được yêu cầu tính toán và nhập đáp án vào ô trống, hoặc chọn tất cả các phương án đúng trong 7 lựa chọn nếu câu hỏi có nhiều hơn 1 phương án đúng. Giống với cách chấm điểm của phần ngôn ngữ, thí sinh phải trả lời đúng tất cả các phương án thì mới được nhận điểm của câu hỏi đó.

Phần so sánh định lượng mang tới thông tin cơ bản của một vấn đề rồi đưa ra 2 phương án, được chia thành 2 cột A và B. Các phương án này có thể chỉ là những con số hoặc là một bài toán phức tạp. Sử dụng các dữ kiện cho trước, thí sinh cần lựa chọn cột nào là lớn hơn. Thí sinh có 4 sự lựa chọn trong phần này: A có nghĩa là cột A lớn hơn; B là cột B lớn hơn; C là 2 cột bằng nhau và D là không đủ dữ kiện để lựa chọn.

Phần viết luận phân tích

Phần viết luận phân tích có 2 dạng bài. Mỗi bài luận sẽ được 2 giám khảo chấm với thang điểm từ 0 tới 6. Điểm của phần này sẽ được tính trung bình từ 4 kết quả trên và được làm tròn đến nửa điểm gần nhát. Giám khảo sẽ đánh giá bài luận của bạn một cách tổng thể, tìm quan điểm rõ ràng, bố cục chặt chẽ, các ý có sự liên kết mật thiết, và cách diễn đạt mạch lạc. Lỗi chính tả và ngữ pháp không được chú trọng cho lắm nhưng mắc quá nhiều lỗi sẽ làm bài luận khó hiểu và không truyền đạt được hết ý tới người đọc. Hầu hết các chương trình cao học quan tâm tới bài tự giới thiệu bản thân, mục đích đăng ký vào trường của thí sinh nhiều hơn là điểm của phần viết luận phân tích. Nhưng nếu điểm của phần này quá kém so với các phần khác thì cũng là một bất lợi của thí sinh với bộ phận tuyển sinh.

2 dạng bài:

Trong bài phân tích vấn đề, thí sinh sẽ được yêu câu phân tính sự đúng hay sai của một lời trích dẫn, hoặc một tuyên bố. Thí sinh sẽ được nhận hướng dẫn cụ thể về những ý sẽ có trong câu trả lời của mình. Khi đưa ra câu trả lời, thí sinh cần làm theo hướng dẫn này để khiến cho lập luận của bạn trở nên rõ ràng và hỗ trợ nó với nhiều ví dụ liên quan. Nhiều thí sinh cảm thấy tranh luận 2 mặt của vấn đề trong một bài luận là một ý kiến hay, nhưng trên thực tế, sẽ tốt hơn nếu bạn chọn 1 mặt của vấn đề để phân tích, lập luận và chứng minh vì sao nó đúng. Một ví dụ điển hình về bài luận có 5 đoạn văn như sau: đoạn giới thiệu sẽ nêu lên quan điểm của thí sinh; phần thân bài gồm 2 tới 3 đoạn trình bày các lập luận và ví dụ cụ thể; và một đoạn kết luận tóm tắt lập luận của bài. Quá trình chuyển tiếp giữa các đoạn cũng rất quan trọng, giúp bài luận trôi chảy và có cấu trúc rõ ràng hơn. Thí sinh có 30 phút để hoàn thành bài phân tích vấn đề này.

Bài phân tích phê bình đòi hỏi một cấu trúc bài luận rất khác biệt. Thí sinh sẽ được cho 1 đoạn tranh luận ngắn, từ 4 tới 8 câu và yêu cầu phải phân tích và phê bình đoạn tranh luận này. Thay vì chọn 1 mặt của vấn đề để tranh luận, thí sinh cần quan sát vấn đề một cách khách quan. Đoạn tranh luận thường yếu lý, thiếu bằng chứng thuyết phục, và chỉ dựa trên các giả định sai và không logic. Thí sinh cần chia nhỏ vấn đề, phân tích chặt chẽ cấu trúc, dấu hiệu, và phản biện những lý luận được sử dụng. Đừng cố tranh luận vấn đề yếu hoặc đấu tranh phân tích 1 mặt của vấn đề. Bài luận tốt sẽ phân tích đoạn tranh luận một cách chặt chẽ, và nêu ra những sai sót trong đoạn mở bài; sau đó tóm tắt bài phê bình của mình trong đoạn kết luận. Cũng như bài phân tích vấn đề, quá trình chuyển tiếp giữa các đoạn cũng rất quan trọng, giúp bài luận trôi chảy và có cấu trúc rõ ràng hơn. Thí sinh có 30 phút để hoàn thành phần này.

Thông tin cơ bản

Bạn mới biết tới GRE? Tham khảo những thông tin cơ bản sau đây:

Dự thi GRE

Giúp bạn lên kế hoạch học tập và ôn luyện qua những bài viết sau:

Các mẹo hay

Bạn đã sẵn sàng để ôn luyện chưa? Rèn luyện những kỹ năng của bạn bằng những mẹo sau:

Xem thông tin chi tiết về khóa luyện thi GRE tại Clever Academy sử dụng giáo trình độc quyền từ Tập đoàn Kaplan.


Đăng ký thi thử






    Khóa học bạn đang quan tâm *

    Clever JuniorTOEICTOEFLIELTSSATACTSSATGREGMATKhác

    Đăng ký thi tại Campus (Cơ sở) nào?

    Hà Nội Campus (Tầng 3, Toà nhà Viet Tower, số 1 Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà Nội)Saigon Campus (Phòng 1681, Lầu 16, Bitexco Financial Tower, 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh)

    captcha

    Đăng ký thi thử






      Khóa học bạn đang quan tâm *

      Clever JuniorTOEICTOEFLIELTSSATACTSSATGREGMATKhác

      Đăng ký thi tại Campus (Cơ sở) nào?

      Hà Nội Campus (Tầng 3, Toà nhà Viet Tower, số 1 Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà Nội)Saigon Campus (Phòng 1681, Lầu 16, Bitexco Financial Tower, 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh)

      captcha